Apple là một trong những thương hiệu lớn nhất trên thế giới, khi mà trên bảng xếp hạng giá trị các thương hiệu hàng năm thì thương hiệu này liên tục “xếp hạng nhất, nhì”. Sản phẩm của “nhà táo” với các thiết kế đi sâu vào sự tối giản, kết hợp với chủ nghĩa tuyệt vời đã đem tới sự hài long cho khách hàng của mình ngay từ khi Steve Jobs còn đương thời.
Tuy nhiên, Apple nổi lên như một thương hiệu lớn, có bộ chỉ số truyền thông vô cùng xuất chúng nhưng lại có một chiến lược đi ngược với số đông chính là việc không sử dụng Influencer. Vậy chiến lược định vị sản phẩm của Apple là gì mà khiến họ thành công đến vậy? Hãy cùng tìm dưới thông qua bài viết dưới đây!
Chiến lược định vị sản phẩm của Apple là gì?
Chiến lược định vị sản phẩm của Apple là chiến lược định vị sản phẩm độc đáo mà Apple sử dụng để tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Để làm được điều này, chiến lược định vị khác biệt hóa sản phẩm phải được khách hàng cảm nhận được và mang lại lợi ích cho họ. Sự khác biệt có thể thể hiện thông qua danh tiếng sản phẩm, thiết kế, đặc tính của dịch vụ, đặc tính của sản phẩm, các chính sách hỗ trợ sản phẩm,….
Apple sẽ phụ thuộc vào lợi thế cạnh tranh, sự sáng tạo và tiềm lực tài chính để lựa chọn những yếu tố quyết định sự khác biệt của sản phẩm.
Xem thêm: Tại sao doanh nghiệp phải định vị sản phẩm?
Chiến lược định vị khác biệt để thành công
Tài năng đỉnh cao của Steve Jobs
Apple được biết đến như một thương hiệu cực kỳ nổi trội không chỉ ở mảnh công nghệ mà còn trên phương diện Marketing, nơi mà những chiến lược được hãng đưa ra luôn là những case study cho các thương hiệu khác học theo. Thế nhưng, bạn biết đấy dù có cố gắng học theo như thế nào đi chăng nữa thì đẳng cấp của Apple vẫn ở một tầm khá cao mà khó có thương hiệu nào có thể làm được. Có một điều thú vị mà các chuyên gia Marketing cảm thấy lạ lùng đấy chính là ngân sách của Apple bỏ ra cho hoạt động truyền thông được xem là vô cùng “eo hẹp” so với đối thủ cạnh tranh như: LG, Samsung, Huawei…


Màn định vị thương hiệu đỉnh cao của Steve Jobs đã đưa tên tuổi của Apple đạt được những thành công độc nhất vô nhị mà không cần sử dụng đến sức ảnh hưởng của bất kỳ người nổi tiếng nào. Hoạt động truyền thông của thương hiệu này thu về bộ chỉ số khiến các thương hiệu cạnh tranh khác phải thèm khát. Điều này đến từ việc ngay khi thương hiệu ra đời, hãng đã nhắm đến phân khúc “Luxury” cho các dòng sản phẩm của mình, kinh điển nhất là dòng điện thoại Iphone. Giá bán của các sản phẩm của thương hiệu này luôn cao hơn gấp ba gấp bốn lần so với đối thủ cùng phân khúc, thậm chí ở một số nước các sản phẩm Apple còn có mức giá “trên trời” nhưng vẫn được khách hàng săn lùng.
Cái tài đỉnh cao nhất của Steve Jobs là biến những sản phẩm tối giản của mình lại có phong cách thiết kế sang chảnh vượt thời gian. Chủ nghĩa tuyệt vời chính là minh chứng cụ thể nhất cho những điều đó. Không cần quá phô trương, nhưng luôn đặt niềm tin tuyệt đối vào những gì mình đang làm chính là chiếc chìa khoá giúp Apple thành công vượt trội như ngày hôm nay. Và Apple cũng chưa bao giờ sử dụng đại sứ thương hiệu và có lẽ cũng không bao giờ sử dụng, Marketing truyền miệng (world of mouth) được thương hiệu này sử dụng trong hầu hết các chiến lược tiếp thị của mình.
Với Apple, Steve Jobs đã tạo ra một thương hiệu như ngày hôm nay, một thương hiệu mà khi ai nhắc tới cũng sẽ biết ngay đến một thương hiệu sang trọng đẳng cấp và đắt tiền.
Chiến lược truyền thông tự nhiên
Trong khi các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Apple như: Samsung, Huawei, LG bỏ rất nhiều tiền cho hoạt động quảng cáo cho các sản phẩm mới ra mắt của họ. Apple lại chỉ tập trung vào việc xây dựng chiến lược phân phối các mẫu sản phẩm của mình. Trong khi đối thủ thường tập trung vào chiến lược quảng cáo thông qua người ảnh hưởng thì Apple chỉ đơn giản tạo ra các làn sóng chờ đợi sản phẩm của họ, sau đó quan sát và đánh giá.
Facebook và Google là hai nền tảng xã hội cực kỳ tiềm năng mà bất kỳ đơn vị kinh doanh trực tuyến nào cũng sử dụng nhằm mục đích quảng bá thương hiệu của mình. Nhưng Apple thì khác, họ thậm chí còn chẳng sử dụng tới hai công cụ này cho hoạt động kinh doanh của mình. Bởi lẽ Apple cho rằng việc họ quảng cáo về các sản phẩm của mình sẽ làm mất đi sự tự nhiên và chân thực vốn có của các dòng sản phẩm mà khách hàng đang mong đợi.


Chiến lược truyền thông “tự nhiên” được Apple sử dụng làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động quảng bá của mình. Không cần mời bất kỳ ngôi sao nổi tiếng nào tham gia quảng bá sản phẩm của mình và tin tôi đi chỉ Apple mới làmm được điều này thôi. Apple hướng về những thứ chân thật và tự nhiên nhất, nên sẽ thật khó để một Celebrity nào có thể trở thành đối tác của họ ở hiện tại và trong tương lai. Tận dụng những nguồn lực vốn có chính là một bước đi khôn ngoan của thương hiệu.
Khác biệt để trở thành một biểu tượng văn hoá đại chúng
Apple bây giờ không chỉ đơn thuần là một công ty công nghệ, họ đã trở thành một biểu tượng văn hoá đại chúng. Một biểu tượng thương hiệu không sử dụng bất kể ngôi sao nào cho hoạt động truyền thông của mình. Thế nhưng lại khó có thương hiệu nào có được lượng người ủng hộ cùng nhiệt như Apple. Họ đã trở thành một điều gì đó tuyệt vời hơn cả một thương hiệu. Các sản phẩm công nghệ hiện tại của Apple trở thành một nét văn hoá đi sâu vào tiềm thức người tiêu dùng trung thành.
Những giá trị mà Steve Jobs đã tạo ra đáng được trân trọng và đáng quý, nếu không có ông thì chắc chúng ta sẽ tiếp cận với khái niệm “điện thoại cảm ứng” chậm hơn rất rất nhiều.
Tại sao Apple cần định vị sự khác biệt hóa?
Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm tạo ra nên một vị trí vững chắc cho Apple để cạnh tranh trong thị trường. Khác biệt hóa giúp Apple có lợi thế hơn so với những đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực, bởi vì khi có niềm tin của khách hàng vào sản phẩm sẽ dẫn tới một thị trường ít biến động giá cả.
Trong dài hạn, sự khác biệt hóa còn giúp Apple có được lợi nhuận cao hơn do xây dựng được niềm tin của khách hàng và vị trí thuận lợi hơn so với các đối thủ cạnh tranh khi phải cạnh tranh trực tiếp với các loại hàng hóa thay thế.
Ưu nhược điểm của chiến lược định vị sản phẩm của Apple
Ưu điểm
- Đối với đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực
Khi Apple sử dụng chiến lược định vị sản phẩm tạo ra sự khác biệt, ta có thể thấy họ ít bị cạnh tranh hơn do các sản phẩm đều có sự khác biệt nhất định so với những sản phẩm cùng loại trên thị trường và hầu như rất khó để làm giả. Vì điều này khách hàng càng củng cố niềm tin, sự tin tưởng vào quyết định lựa chọn sử dụng sản phẩm khác biệt hơn.
Ngoài ra, đối với những đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực hoặc các đối thủ mới gia nhập ngành muốn cạnh tranh sòng phẳng trong cùng lĩnh vực thì phải tạo dựng cho mình một điểm mạng, một sự khác biệt riêng. Điều này sẽ cần rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để nghiên cứu, sản xuất và phân phối.
- Đối với khách hàng, người tiêu dùng
Việc sử dụng chiến lược định vị khác biệt hóa sẽ giúp cho sản phẩm của Apple trở nên khác biệt, ấn tượng và hữu ích hơn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường cạnh tranh. Điều này mang tới sự hài lòng và khơi gợi lòng trung thành của khách hàng khi sử dụng sản phẩm. Khi khách hàng đã quen với việc sử dụng sản phẩm của Apple, thì họ sẽ rất ngại khi phải chuyển sang sử dụng một sản phẩm khác mà không có những điểm khác biệt lớn hoặc lợi ích lớn hơn.
- Đối với các nhà cung cấp dịch vụ
Chiến lược định vị khác biệt hóa để có một sản phẩm đặc thù, sản phẩm khác biệt thì sản phẩm đầu vào cũng cần có mức độ chất lượng nhất định. Giá cả đầu vào cao đồng nghĩa với việc chi phí sản xuất sẽ bị đội lên. Tuy nhiên Apple chỉ quan tâm xem liệu sản phẩm khác biệt này có được khách hàng quan tâm hay không và nếu có thì mức giá bao nhiêu hơn là chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó. Vì vậy, chiến lược này giúp các nhà cung cấp dịch vụ có thể bán nguyên liệu sản xuất của mình ở một phân khúc giá cao hơn.
Nhược điểm:
- Apple phải ra thời gian, công sức và vốn đầu tư rất lớn
- Đối với những sản phẩm có sự khác biệt hóa từ thiết kế hoặc các đặc điểm về mặt vật lý thì thường sẽ bị sao chép bởi các đối thủ
- Một số sản phẩm với những đặc tích cao quá mức cần thiết nhưng khách hàng lại không thật sự cần những đặc tính đó. Vì vậy dẫn đến việc tốn kém chi phí mà không đem lại nhiều kết quả
- Chiến lược khác biệt cho dịch vụ, sản phẩm, phần chênh lệch giá phải lớn hơn chi phí bổ sung để có thể tạo ra được sự khác biệt hóa cho sản phẩm. Chính vì lý do đó, Apple không thể xem nhẹ vấn đề chi phí của mình. Cần phải giảm chi phí ở những phần mà nó không gây ảnh hưởng tới tính khác biệt của sản phẩm
Kết luận
Chiến lược định vị sản phẩm của Apple là một minh chứng bởi việc chẳng cần Influencer hay bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào mà thương hiệu vẫn có thể phát triển một cách ngoạn mục. Tuy nhiên cũng chẳng dễ để thực hiện những điều mà nhà Táo đã làm và nổi tiếng hàng chục năm qua đâu.
Khi bạn làm tốt, bạn kiếm được tiền thì bạn nói gì cũng đúng!
Chỉ Apple mới dám “chơi nhỏ” vậy thôi nhỉ :v