Thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt khiến cho thị phần của một số doanh nghiệp đang bị chia nhỏ đáng kể. Trong đó, phương pháp tốt nhất để đưa sản phẩm, dịch vụ tới gần hơn với người tiêu dùng, bạn phải xây dựng chiến lược quảng cáo truyền thông tổng thể hiệu quả và tối ưu nó.
Bài viết dưới đây sẽ đi vào khái niệm chiến lược quảng cáo là gì? Làm thế nào để các doanh nghiệp thực hiện được chiến lược tiếp thị sản phẩm thành công? Và phần cuối bài viết là File chiến lược quảng cáo truyền thông tổng thể bằng excel. Cùng DigiAtoZ bắt đầu ngay thôi!
Khái niệm về chiến lược quảng cáo truyền thông tổng thể
Chiến lược quảng cáo truyền thông tổng thể là tập hợp các mục tiêu tiếp thị sản phẩm, dịch vụ và cách thức để đạt được những mục tiêu đó. Đây là một kế hoạch dài hạn để các nhà quản trị doanh nghiệp phát triển thương hiệu thành công.


Hoạt động này cũng bao gồm các nỗ lực nhằm thận dụng hành vi, thói quen mua hàng của người dùng thông qua các thông điệp nhằm thuyết phục khách hàng. Chiến lược quảng cáo truyền thông tổng thể được quyết định bởi 4 yếu tố cơ bản bao gồm: Mục tiêu chiến lược, lợi thế cạnh tranh, phạm vi chiến lược và hoạt động chiến lược tiếp thị.
Các bước xây dựng chiến lược quảng cáo truyền thông tổng thể
Hầu hết các chiến lược quảng cáo truyền thông tổng thể đều phải tuân theo một quy trình cụ thể và rõ ràng mới đảm bảo thành công và hiệu quả. Dưới đây là 7 bước quan trọng để xây dựng một chiến lược hiệu quả cho doanh nghiệp.
Bước 1: Xác định thị trường mục tiêu
Một chiến lược quảng cáo truyền thông tốt phải bắt đầu từ việc xác định đúng thị trường mục tiêu. Trong bước này, Marketer cần khảo sát thị trường để nắm rõ đối tượng khách hàng mục tiêu mang tới cái nhìn tổng quan. Qua đó xác định và phân loại khách hàng thành từng nhóm với các tiêu chí như: tuổi tác, giới tính, xu hướng, sở thích, thu nhập, hành vi mua hàng,…
Bước 2: Xác định mục tiêu quảng cáo
Đối với từng ngành nghề, từng chiến lược, mục tiêu của doanh nghiệp có thể khác nhau tùy thuộc vào thị trường và thời điểm. Việc xác định đúng mục tiêu và thời gian sẽ giúp các doanh nghiệp tối ưu chi phí, tập trung tốt nhất nguồn lực để triển khai chiến lược đó.
Những giá trị mà công ty mong muốn đạt được như truyền đạt thông tin, quảng bá thương hiệu, tăng doanh thu đều là mục tiêu được hướng tới.
Bước 3: Xác định USP sản phẩm
Thị trường có vô số ngành hàng với những sản phẩm có mẫu mã và các tính năng tương đương nhau. Điều này khiến nhiều người tiêu dùng sinh ra tâm lý e ngại trong việc tiếp nhận sản phẩm mới.
Chiến lược quảng cáo phù hợp sẽ xóa bỏ những lo lắng này của khách hàng thông qua việc giới thiệu lợi thế vượt trội và tính năng nổi bật của sản phẩm. Đây chính là một “thỏi nam châm” thu hút khách hàng tiềm năng hiệu quả, giúp các chiến lược mà bạn triển khai trở nên vượt trội và có sức cạnh tranh hơn.
Bước 4: Xây dựng nhận diện thương hiệu
Hoạt động xây dựng bộ nhận diện thương hiệu có ý nghĩa quan trọng trong việc triển khai các chiến lược quảng cáo. Bộ nhận diện thương hiệu càng nhất quán thì khả năng tiếp nhận của khách hàng càng cao, từ đó mối quan hệ khách hàng thân thiết với doanh nghiệp càng được củng cố.
Thương hiệu có bộ nhận diện với: logo, nhãn mác, bao bì, poster, bang rôn,… sáng tạo và gần gũi càng giúp các chiến dịch quảng cáo dễ gặt hái được thành công.
Bước 5: Xây dựng ngân sách chiến lược quảng cáo
Hình thức triển khai và quy mô chiến lược sẽ phụ thuộc rất nhiều vào ngân sách của doanh nghiệp. Các nhà quản trị cần xem xét ngân sách phù hợp cho toàn bộ chiến lược và phân bổ chúng san đều vào các hạng mục. Qua đó lựa chọn hình thức thể hiện hiệu quả và truyền tải thông điệp tốt nhất.
Bước 6: Lựa chọn chiến lược sáng tạo
Làm thế nào để đưa chiến lược quảng cáo truyền thông tổng thể của bạn đến gần hơn với khách hàng? Thuyết phục họ và đạt được các mục tiêu của chiến lược? Yếu tố sáng tạo trong quảng cáo là phần quan trọng nhất cần được thực hiện một cách khoa học và đòi hỏi nhiều nguồn lực tham gia.
Nhiều doanh nghiệp hiện nay, đầu tư cho các chiến lược quảng cáo truyền thông với chi phí, nhân lực và chất xám vô cùng lớn. Các hình thức triển khai cũng rất đa dạng từ đăng bài truyền thông, sản xuất video, cho đến podcast, radio,…
Xem thêm bài viết: Chiến lược Marketing là gì? Hướng dẫn xây dựng chiến lược marketing từ A – Z cho người mới.
Bước 7: Thực hiện chiến lược và đánh giá
Để đánh giá một chiến lược quảng cáo, tốt nhất là bạn nên thử nghiệm nó trên thị trường thực tế. Thông qua các phản ứng của khách hàng, doanh nghiệp có thể nắm được những điểm chưa phù hợp và đưa ra các phương pháp điều chỉnh.
Thông thường thì để đánh giá một chiến lược có thực sự hiệu quả có thể mất tới 6 tháng, nhờ vào mức độ hài lòng của khách hàng và chỉ tiêu doanh số.
11 Chiến lược quảng cáo truyền thông tổng thể hiệu quả
Hubspot nhận định: thiếu ngân sách là một trong những thách thức mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt trong quá trình phát triển. Từ khi doanh nghiệp của bạn sở hữu nguồn vốn không hồ, và bạn chẳng ngại việc đưa ra các thử nghiệm hoặc vô tư bỏ tiền ra trong các dự án mà bạn có niềm tin. Nhưng hầu hết chúng ta đều chẳng dư dả đến thế, nên việc làm sao để sử dụng nguồn vốn đó thật hợp lý để đạt được hiệu quả tốt đa là một điều vô cùng thách thức.


Dưới đây là 19 chiến lược quảng cáo truyền thông tổng thể để quảng bá thương hiệu của bạn hiệu quả nhất, nhất là trong giai đoạn ban đầu mới hình thành và với nguồn ngân sách Marketing “hạn hẹp”.
1. Tạo lập website giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu
Bạn có thể dành vài tháng hoặc vài năm để hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ bằng tất cả sự tâm huyết và nỗ lực, thì bạn mới chỉ hoàn thành được một bước nhỏ trong quá trình dài hơi đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Điều khó khăn hơn cả chính là làm sao để quảng bá sản phẩm, thương hiệu của mình tới đúng đối tượng khách hàng tiềm năng.
Ngay lúc này, điều tốt nhất mà bạn có thể thực hiện là tạo ra một thông điệp sản phẩm thật tốt, thứ giúp nhấn mạnh tính hữu dụng và cần thiết của thương hiệu. Bạn cần xây dựng hình ảnh của thương hiệu mình: rằng bạn là ai? Và bạn đang cung cấp thứ gì?
Quá trình xây dựng này giúp thương hiệu gia tăng tính nhận diện trong mắt người tiêu dùng, để một khi họ bước tới cửa hàng của bạn, họ sẽ sẵn sàng mua hàng của chính bạn thay vì đối thủ.
Ngoài ra, việc xây dựng Website còn giúp bạn tạo dựng được nhóm khách hàng tiềm năng và ghi điểm trong tâm trí của họ. Vì trên thực tế, các báo cáo cho thấy có tới 96% khách hàng truy cập đến một Website mà chẳng đưa ra bất cứ hành động mua hàng nào. Để họ móc hầu bao, bạn cần phải làm nhiều hơn, một chiến lược SEO hiệu quả chẳng hạn.
2. Tối ưu công cụ tìm kiếm – SEO
Trừ khi doanh nghiệp của bạn “sánh ngang” với những gã khổng lồ kiểu Google hay Apple, những doanh nghiệp mà ai cũng biết thương hiệu đó là gì và sản phẩm mà họ cung cấp ra sao.
Còn nếu doanh nghiệp của bạn như bao doanh nghiệp mới phát triển trên thị trường, việc bạn cần tập trung vào SEO (tối ưu hóa hệ thống tìm kiếm), để khi khách hàng có nhu cầu họ sẽ tìm thấy sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng Internet. Ngoài ra, hãy đảm bảo thương hiệu của bạn là thương hiệu đầu tiên xuất hiện trong mắt họ.
3. Điểm độc đáo khác biệt
Có thể bạn đang nghĩa rằng thời buổi hiện tại chẳng có thương hiệu nào có thể đảm bảo rằng nó mang tính độc nhất và khác biệt 100%. Quan điểm đó chẳng sai, nhưng không ai dám phủ nhận sự sáng tạo, độc đáo, vui nhôn và nhân thiện mà một số thương hiệu đem lại, đó cũng được coi là một điểm độc đáo của sản phẩm, dịch vụ mà các thương hiệu này mang lại. Đó cũng chính là thứ mà khách hàng quan tâm mỗi khi tiếp nhận thông tin từ thương hiệu thông qua các công cụ truyền thông.
Ví dụ: Bạn hoàn toàn có thể sử dụng những thước phim quảng cáo hài hước, vui nhộn để lồng ghép thông điệp mà bạn muốn gửi gắm. Điều này vô hình chung tạo nên điểm khác biệt rõ nét nhất giữa bạn với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
4. Sử dụng Influencer cho chiến lược quảng cáo truyền thông tổng thể
Hiện nay, có tới 70% các doanh nghiệp trên toàn thế giới thiết lập các chiến lược quảng cáo truyền thông tổng thể sử dụng Influencer (người có ảnh hưởng tới công chúng) nhằm mục đích quảng bá và giúp thương hiệu đến gần hơn với khách hàng.
Việc sử dụng Influencer cũng khá đơn giản, chỉ cần bạn liên hệ với một số blogger nổi tiếng, nhờ họ viết bài review về sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Từ đó “ngầm” truyền tải thông điệp thương hiệu mà bạn muốn gửi gắm tới khách hàng.
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng Celebrity, KOL có tiếng làm đại diện thương hiệu, mở rộng phạm vi tiếp cận người tiêu dùng thông qua các bài post trên mạng xã hội của người nổi tiếng đó,… Phương pháp này giúp cho các chiến lược quảng cáo truyền thông tổng thể của bạn có thể dễ dàng truyền tải điều mà bạn muốn kháhc hàng nhận biết, cũng như nắm bắt được phản ứng thật của họ về sản phẩm, dịch vụ.
5. Tạo lập Content chất lượng
Rõ ràng dù khách hàng của bạn là ai, thuộc tuýp người nào đi chăng nữa, thì họ vẫn luôn yêu thích những content có chất lượng. Có rất nhiều phương pháp thú vị để bạn có thể truyền tải thông điệp của thương hiệu tới khách hàng như: blog, infograohic, video, và nhiều thứ khác. Đây được xem là những phương tiếp thị vô cùng hiệu quả, không chỉ tạo ra lượng truy cập đột biến, tăng doanh thu bán hàng mà còn giúp bạn trở thành một “chuyên gia” trong lĩnh vực mà bạn cung cấp.
Cũng có một vài trường hợp ngoại lệ, doanh nghiệp không muốn mình là người chủ động sáng tạo ra các nội dung, bởi vì nhiều lý do, một phần trong đó là họ không tự tin vào chất lượng và tính thuyết phục mà chúng mang lại. Thường thì các doanh nghiệp này sẽ truyền tải thông tin thông qua bên trung lập thứ ba hoặc sử dụng bên thứ ba như một cách tạo ra Content đem lại hiệu quả cao hơn. Và thực tế, rất nhiều doanh nghiệp hiện nay phải sử dụng các đơn vị Agency thứ ba để sản xuất Content Marketing, nhằm đáp ứng những nội dung đột phá hơn mong đợi cho người dùng.
6. Cung cấp những thông tin hữu ích cho khách hàng
Cung cấp những thông tin hữu ích cho khách hàng tiềm năng luôn là thứ giúp doanh nghiệp tăng nhận diện thương hiệu hiệu quả nhất. Educate the customer (quảng cáo khách hàng) luôn là một trong những cách truyền thông hiệu quả và có tầm ảnh hưởng sâu sắc tới người tiêu dùng. Bạn có thể cân nhắc một số phương pháp quảng cáo truyền thông tổng thể đơn giản như: sử dụng podcast, cung cấp những tài liệu tham khảo hữu ích, tổ chức các sự kiện học thuật miễn phí,…
Thêm nữa, nhằm hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn một cách tốt nhất, bạn có thể tạo ra trang FAQ (trang câu hỏi thường gặp khi sử dụng dịch vụ). Và chắc chắn khách hàng có thể tìm kiếm toàn bộ thông tin hữu ích khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ thay vì phải mò sang trang web của đối thủ để giải đáp.
7. Tận dụng Podcast cho các chiến lược quảng cáo truyền thông
Nếu bạn tin rằng sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp có thể tiếp cận tới các nhóm đối tượng khách hàng cụ thể nào đó mà chẳng gặp bất cứ khó khăn gì. Thì bạn có thể sử dụng chiến lược quảng cáo truyền thông tổng thể thông qua Podcast. Nơi mà bạn có thể truyền tải thông điệp truyền thông bằng giọng nói – một trong những phương thức thuyết phục người nghe hữu ích nhất.
8. Tạo ra các chương trình Giveaway
Những chiến dịch giảm giá, hoặc chương trình Giveway luôn thu hút được nhiều sự chú ý từ người tiêu dùng, đặc biệt hiệu quả với những sản phẩm hữu hình. Chẳng cách nào lấy lòng khách hàng hơn một giả quà chứa đựng cả tấm lòng chân thành mà bạn muốn gửi gắm tới họ, còn gì “shock” hơn một chương trình giảm giá 50% cho một chiếc điện thoại cao cấp, chẳng có gì ý nghĩa bằng việc bạn gửi kèm một cuốn E-book hữu ích cho các khách hàng thân thiết.
Việc áp dụng các chương trình Giveway không chỉ giúp tăng nhận diện thương hiệu tới nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu, mà còn giúp doanh nghiệp của bạn cải thiện sự thiện cảm và gơi khợi lòng trung thành của họ đối với Brand mà bạn đang xây dựng.
9. Xây dựng chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội
Người ta thường nói rằng: Việc áp dụng SEO vào hoạt động xây dựng content để thúc đẩy Organic Reach/Traffic trên Google là một công việc rất đau đầu, đòi hỏi bạn phải bỏ rất nhiều công sức và thậm chí phải lao tâm khổ tứ vì nó. Vậy tại sao bạn không thử lựa chọn các hình thức quảng cáo trả phí trên các nền tảng mạng xã hội để loại bỏ đi những nỗi phiền muộn này?
Trên thực tế thì một số nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, hay Twitter rất phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi vì bạn có thể bắt đầu ngân sách quảng cáo từ con số rất hợp lý.
10. Tạo lập mạng lưới liên kết
Một phương pháp khác giúp bạn nâng cao tính nhận diện cho thương hiệu của bạn, chính là tạo lập mạng lưới liên kết thông qua các sự kiện như: hội thảo, trade show, hay sự kiện giao lưu giữa các doanh nghiệp.
Điều quan trọng trong các sự kiện này là bạn có cơ hội để tiếp cận với những khách hàng tiềm năng, những người mà nếu không có những sự kiện này thì doanh nghiệp của bạn sẽ rất khó có cơ hội tiếp cận.
Đừng tự giới hạn suy nghĩ của mình rằng, các sự kiện trên chỉ được sử dụng nhằm mục đích thúc đẩy doanh số bán hàng. Hãy coi đây là một cơ hội tốt để bạn có thể xây dựng mối quan hệ, nâng cao tính nhận diện và là cơ hội ghi điểm trong mắt đối tượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
11. Kết nối với khách hàng
Hành vi mua hàng của người dùng chung quy lại vẫn chỉ là một phần rất nhỏ của hành vi xã hội. Trong quá trình mua hàng, con người ta cần lý do chính đáng cùng những thông tin bổ trợ đủ mạnh để củng cố quyết định của mình. Ví dụ: nếu khách hàng nghe lời khuyên của người thân rằng trang web DigiAtoZ có nội dung về Marketing rất đáng tin cậy, họ sẽ chẳng ngại ngần mà truy cập vào website để cập nhật thêm kiến thức.
Điều mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện đó chính là kết nối với khách hàng, thông qua các nền tảng trực tuyến (online review) hoặc thông qua Marketing truyền miệng. Nếu phương thức truyền thông trên đối với doanh nghiệp là một tín hiệu tích cực, thì sự tác động của nó tới quyết định mua hàng của khách hàng mới thực sự là tiềm năng.
Một trong những chiến lược hiệu quả để kết nối thương hiệu với cộng đồng, chính là việc xây dựng thương hiệu trở thành một Brand có trách nhiệm với xã hội (CSR) – đem lại những giá trị tốt đẹp nhằm thúc đẩy và phát triển cộng đồng một cách bền vững.
Xem thêm bài viết: Marketing là gì?
Kết luận
Xây dựng chiến lược quảng cáo truyền thông tổng thể chuyên nghiệp và thành công cần rất nhiều yếu tố. Bạn phải nắm rõ mục tiêu, phương thức và tâm lý khách hàng từ đó giúp doanh nghiệp của mình thực hiện các chiến lược một cách tối ưu nhất. Với bài viết trên đã giải đáp những thắc mắc của bạn đọc về chiến lược quảng bá và các bước triển khai kế hoạch quảng bá trong tương lai.