Engagement trong marketing là gì? Engagement là thuật ngữ quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội, nhất là trên Facebook. Engagement là chỉ số quan trọng, xếp thứ hai sau chỉ số reach (chỉ số đo lường sự tương tác của bài viết trên profile hay fanpage).
Thu hút, kết nối, tương tác với khách hàng là mục tiêu chính của hầu hết các doanh nghiệp trong thời đại số. Trong đó, tiếp thị gắn kết (Engagement Marketing) là một trong những cách hiệu quả để kết nối và tương tác với khách hàng thông qua việc tạo ra những tương tác có ý nghĩa.
Nếu bạn đang hoặc chuẩn bị thực hiện một chiến dịch quảng cáo, một chiến dịch tương tác với khách hàng trên Facebook thì việc luôn quan tâm “sát sao” đến biến động của chỉ số Engagement là điều không thể bỏ qua. Trong bài viết này, DigiAtoZ sẽ chia sẻ mọi thứ bạn cần biết về Engagement trong marketing là gì? 5 loại Engagement phổ biến và những lợi ích mà nó đem lại.
Engagement trong marketing là gì?
Engagement Marketing (hay Tiếp thị tương tác) là quá trình chuyển đổi trạng thái tương tác từ một chiều sang tương tác hai chiều giữa khách hàng mục tiêu với thương hiệu bằng những nội dung hấp dẫn nhằm tạo ra các tương tác có ý nghĩa. Đây được xem như một hình thức Marketing mà các thương hiệu sử dụng để khuyến khích hoặc dẫn dắt khách hàng tham gia vào trải nghiệm thương hiệu.
Còn đối với nền tảng mạng xã hội (lấy Facebook làm ví dụ): xét ở mức mỗi bài post, Engagement là “số người click vào liên kết bất kì trong bài post của bạn”. Engagement có thể được tính là số người thực hiện hành động: like, share, bình luận, những người xem video, những người click vào liên kết hoặc hình ảnh tại bài post.


Hay cả khi người dùng thực hiện hành vi như nhấn like một comment, click vào tên của người bình luận, click vào tên Page, hay thậm chí đưa ra những Negative Feedback cho Facebook bằng cách report nội dung của bài post đã đăng tải cũng được tính vào chỉ số tương tác bài viết (Engagement).
5 Loại Engagement Marketing phổ biến
Một trong những điều tuyệt vời mà Engagement Marketing so với các hình thức Marketing khác chính là Engagement Marketing có rất nhiều chiến lược khác nhau mà các doanh nghiệp có thể áp dụng để thu hút khách hàng tiềm năng.
Ngoài ra, Engagement Marketing có rất linh hoạt, nó cho phép các doanh nghiệp dễ dàng điều chỉnh chiến lược để phù hợp với bản sắc thương hiệu và những gì khách hàng của họ thực hiện hành vi tương tác.
Hình thức Active Engagement
Hình thức này thường tập trung vào việc thu hút người dùng thực hiện tương tác tích cực với một hoặc nhiều kênh truyền thông của doanh nghiệp. Ví dụ, khi doanh nghiệp yêu cầu khách hàng cung cấp phản hồi ngay sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ hoặc chia sẻ điều đó với bạn bè của họ. Đối với Active Engagement, bạn cần phải giải thích chính xác những gì bạn muốn khách hàng mục tiêu của bạn thực hiện.
Hình thức Ethical Engagement
Bạn nên biết rằng: người tiêu dùng rất quan tâm về vấn đề đạo đức thương hiệu. Trong đó 73% Millennials (nhóm khách hàng trong độ tuổi từ 18 – 34) sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các thương hiệu có hoạt động kinh doanh bền vững và tính đạo đức cao.
Hiểu cơ bản thì Ethical Engagement là việc thể hiện cam kết của bạn với khách hàng, cộng đồng và nhân viên. Cụ thể, tổ chức gây quỹ, khuyến khích cân bằng giữa công việc và đời sống cho nhân viên, tập trung vào hoạt động đạo đức đều khiến khách hàng muốn gắn kết với doanh nghiệp của bạn nhiều hơn.
Hình thức Contextual Engagement
Hình thức Contextual Engagement là một loại hình thức gắn kết giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi thông qua các phân tích về hành vi của khách hàng mục tiêu. Thông tin được rút ra thường được sử dụng để thiết kế hoặc tạo ra các nội dung nhằm thu hút đối tượng khách hàng này. Ví dụ, bạn có thể tiếp cận khách hàng bằng cách kích hoạt “thông báo đẩy” về một tính năng bổ sung cho sản phẩm/dịch vụ mà họ mua gần đây.
Hình thức Convenient Engagement
Với hình thức Convenient Engagement, nói một cách đơn giản hơn, khách hàng mua nhiều hơn và tương tác nhiều hơn khi nó làm cho họ cảm thấy tiện lợi hoặc thuận tiện nhất.
Bạn có thể xem nút Dash của Amazon – một ví dụ điểu hình cho hình thức Convenient Engagement, nó được thiết kế để giúp Amazon, kẻ dẫn đầu lĩnh vực mua sắm. Bằng cách tạo ra trải nghiệm mua sắm liền mạch và dễ dàng khi chỉ cần thực hiện tạo tác click Dash khi họ muốn mua lại sản phẩm.
Hình thức Emotinal Engagement
Cảm xúc là một trong những yếu tố quan trọng trong hành trình khách hàng và trong các hoạt động Marketing. Emotinal Engagement giúp tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và đáng nhớ trong lòng khách hàng của bạn và giúp họ tạo ra động lực mua sắm.
Chính vì vậy, sự gắn kết về mặt cảm xúc là quá trình xây dựng và củng cố các mối quan hệ bền vững giữa khách hàng và thương hiệu. Ví dụ, doanh nghiệp có thể tặng một chiếc bút cho mỗi quyển sổ được bán ra.
Vì sao Engagement marketing lại quan trọng?
Cũng giống như hình thức Inbound Marketing, Engagement Marketing cũng đòi hỏi một quá trình lâu dài để có thể nhìn thấy được kết quả rõ rệt, nên nhiều người vẫn còn hoài nghi về tính hiệu quả mà nó mang lại.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia Marketing đã nhận định sự tương tác hai chiều giữa khách hàng và thương hiệu thực sự mang lại giá trị rất lớn cho cả hai phía. Một nghiên cứu chỉ ra rằng 74% khách hàng có khả năng mua một sản phẩm được quảng bá dưới hình thức Engagement Marketing cao hơn so với các loại tiếp thị khác.


Trong một nghiên cứu được thực hiện năm 2021 chỉ ra rằng, tiếp thị liên kết chiếm 50-80% trong hầu hết các hoạt động marketing truyền miệng. Tức là khi khách hàng càng cảm thấy gắn bó với thương hiệu của bạn, họ sẽ càng có khả năng kể hoặc nói với gia đình và bạn bè về thương hiệu. Họ cũng sẵn sàng trở thành những người ủng hộ thương hiệu một cách thường xuyên hơn.
Ba chỉ số đo lường Engagement phổ biến nhất
Ngoài việc hiểu được Engagement trong marketing là gì thì bạn cũng cần biết một số chỉ số đo lường Engagement phổ biến và cách sử dụng chúng. Có ba loại Engagement phổ biến nhất mà tôi muốn giới thiệu tới độc giả chính là: Post Engagement, Page Engagement và User Engagement.
Post Engagement trên Facebook là gì?
Post Engagement là số hành động liên quan trực tiếp đến bài post (comment, like, share, theo dõi, chia sẻ, lượt click vào vị trí bất kì trên post) và được hiển thị như chỉ số đo lường kết quả hoạt động quảng cáo hàng ngày:
Bạn có thể tham khảo cách đo lường và tính Post Engagement bằng công thức dưới đây:


Page Engagement (Page Engaged) trên Facebook là gì?
Page Engagement là chỉ số tương tác (hành động người dùng thực hiện) được tính trên toàn trang, bao gồm tổng các hành động với tất cả các bài post được đăng tải trên trang và các thành phần của trang với yêu cầu là các hành động đó được diễn ra xuyên suốt hoặc liên tục trên cửa sổ thuộc tính mặc định của Faebook (cửa sổ hiển thị). Các hành động được thực hiện trên trang gồm:
- Bình luận trong bài viết, thích bài viết, chia sẻ bài viết
- Hành động theo dõi, đặt câu hỏi, thay đổi trạng thái
- Nhấp chuột vào đường dẫn trong bài dẫn tới trang web
- Xem ảnh, xem video, xem tab, nhắc tới trang, check-in
- Các hành động yêu cầu đối với thương hiệu
- …
Bạn có thể tham khảo cách đo lường và tính Page Engagement bằng công thức dưới đây:


User Engagement đối với hoạt động SEO là gì?
Cũng giống như hai chỉ số Engagement trước đó, User Engagement là chỉ số thể hiện mức độ tương tác giữa người dùng đối với website cụ thể. Nó cho biết hoạt động của người dùng khi truy cập vào website như: chia sẻ, tải xuống hoặc các thông tin người dùng truy cập trên website đó.
Dựa vào các chỉ số trên, SEOer có thể kết hợp với các công cụ và đưa ra các chỉ số phân tích rõ ràng, chính xác hơn. Từ đó đánh giá mức độ tương tác của người dùng trong website đã thực sự tốt hay chưa.
Bên cạnh việc hiểu chính xác User Engagement là gì bạn cũng cần chú ý tới 2 chỉ số quan trọng giúp đo lường hiệu quả là Pageview và tỷ lệ khách hàng truy cập mới so với số lượng khách hàng cũ.
Số lần xem trang – Pageview
Bạn có thể sử dụng công cụ Google Analytics để xem chỉ số này. Pageview thể hiện tổng số lần trang web được người dùng truy cập trong một khung thời gian nhất định như: 3 ngày, 7 ngày, 1 tháng, 6 tháng, 1 năm hoặc bạn có thể tùy chỉnh thời gian phù hợp.
Bạn cũng cần liên tục cập nhật chỉ số này để đo lường được sự biến động của số lần truy cập trang. Từ đó xác định được nguyên nhân khi số lượng số lần xem trang tăng hoặc giảm.
Khách hàng truy cập mới so với số lượng người dùng cũ
Số liệu này cũng có thể truy xuất từ công cụ Google Analytics. Số liệu này cũng được thể hiện thông qua biểu đồ hình tròn. Nếu khách hàng truy cập mới càng nhiều thì rõ ràng đây là một tín hiệu tốt cho website của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng cần liên tục nâng cấp và cải tiến website của mình về giao diện, về nội dung để nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Bạn cũng cần duy trì sự ổn định từ số lượng khách hàng cũ truy cập website của mình.
User Experience và User Engagement
Như khái niệm về User Engagement là các hành động của người dùng khi truy cập trang mà tôi đã giải thích trước đó, thì User Experience là trải nghiệm của người dùng khi truy cập website đó. Để mang lại 1 trang web thực sự hữu ích với người dùng và thu về lợi nhuận cao nhất, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần tối ưu hóa website bằng cách quan tâm đến trải nghiệm người dùng.
Khi người dùng cảm thấy hài lòng và thỏa mãn về website, cảm thấy website có thiết kế bắt mắt, dễ hiểu, khoa học và tinh giản, họ sẽ ở lại lâu hơn với website. Từ đó website được Google đánh giá cao hơn.
User Experience biểu thị người dùng có thích thú khi truy cập website hay không, họ cảm thấy website có cung cấp được nội dung hữu ích, hấp dẫn và có ích hay không? Và website có thực sự thân thiện với người dùng hay không?
Cách xem số liệu Engagement trên Facebook
Bạn có thể dễ dàng xem số liệu Engagement trên Facebook bằng công cụ Facebook Insight (cột bên phải số liệu Reach bạn sẽ tìm thấy số liệu về Engagement trong mỗi bài viết).


Thông qua việc đo lường hành động tương tác với bài viết như comment, feedback với bài post, like bài viết, chỉ số Engagement phản ánh sự quan tâm, tập trung của người dùng đối với bài viết đó. Doanh nghiệp cần thấu hiểu chỉ số này để phân tích biến động của người dùng đối với nội dung đang truyền tải. Nếu chỉ số Engagement đi lên, tức là bạn đang đi đúng hướng, mức độ quan tâm của người dùng đến thương hiệu ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên nếu chỉ số đi xuống, đồng nghĩa với việc bạn cần tối ưu hóa nội dung hơn để người dùng ưu tiên thương hiệu của bạn hơn.
Một số lưu ý khi đo lường Engagement
Một lưu ý mà bạn cần biết khi đo lường chỉ số Engagement: bạn không nên chỉ nhìn vào những con số trong phần Insight một cách tổng quát. Bởi vì nếu chỉ dựa vào những con số engaged user đơn thuần, bạn sẽ không biết được hiệu quả thực sự mà lượt tương tác của một bài post đến từ chất lượng nội dung hay chỉ đơn giản là do bài post đó được hiểu thị với nhiều người.
Cách duy nhất để đo lường, kiểm soát và so sánh mức tương tác giữa các nội dung là tính ra theo tỉ lệ phần trăm. Cách tính này cho phép doanh nghiệp tạo ra một chỉ số dùng được trong đo lường hiệu quả tương tác mà mỗi bài post đem lại.
Công thức dưới đây là một ví dụ giúp bạn hiểu được kết quả bài post của mình với một con số phần trăm cụ thể để có thể so sánh các bài post với nhau:


Kết luận
Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, Digital Marketing đang tạo ra một lợi thế giúp cho người dùng có thể quản lý và đo lường các chỉ số hiệu quả, từ đó giúp các doanh nghiệp cải thiện, tối ưu hóa các chiến dịch marketing của mình.
Engagement Marketing khi thực hiện có thể sẽ tốn nhiều công sức, đặc biệt là trong quá trình phát triển ý tưởng và xây dựng hoạt động cho các chiến dịch tiếp thị thương hiệu tới đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn. Tuy nhiên, bạn chắc hẳn sẽ bất ngờ với những kết quả thu lại được.
Hi vọng qua những chia sẻ trong bài, độc giả đã nắm vững được kiến thức Engagement trong Marketing là gì, cũng như một số thông tin hữu ích về chỉ số Engaged là gì. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết của DigiAtoZ. Nếu có bất cứ ý kiến cũng như đóng góp mang tính xây dựng, xin để lại bình luận bên dưới.