Ngày nay, Event không còn là khái niệm mới mẻ đối với mọi người. Trong cuộc sống hàng này hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng, chắc chắn bạn đã từng nghe nhắc tới thuật ngữ này. Event là một công cụ hỗ trợ đắc lực và hiệu quả trong hoạt động Marketing.
Vậy bạn có muốn tìm hiểu chi tiết về Event Marketing là gì hay không? Một người tổ chức Event chuyên nghiệp cần làm những công việc gì? Tầm quan trọng và các chỉ số đánh giá của Event trong Marketing là gì? Hãy cùng DigiAtoZ khám phá ngay nhé!
Event Marketing là gì?
[quote] Event Marketing hay tiếp thị sự kiện là một loại hình Marketing trải nghiệm của sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu thông qua các sự kiện quảng cáo. Nó thường liên quan đến việc tương tác trực tiếp với đại diện của một thương hiệu. Không nên nhầm lẫn tiếp thị sự kiện với quản lý sự kiện, đó là một quá trình tổ chức, quảng bá và tiến hành các sự kiện.[/quote]
Các thương hiệu sử dụng Event Marketing (như tổ chức cuộc thi, chương trình hoặc bữa tiệc) để tiếp cận người tiêu dùng thông qua lấy mẫu trực tiếp hoặc hiển thị tương tác. Việc thực hành các hoạt động này thường thu hút người tiêu dùng, khi họ ở vị trí sẵn àng tham gia.


Một chiến dịch Event Marketing thành công sẽ đem lại giá trị cho những người tham dự ngoài thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ. Các chương trình giảm giá, mẫu miễn phí, liên kết từ thiện hoặc các sự kiện vui vẻ sẽ khiến khách hàng cảm thấy như họ đang nhận được lợi ích và không chỉ dừng lại ở việc tham gia một buổi quảng cáo trực tiếp.
Trái ngược với hình thức Marketing truyền thông, làm bùng nổ thông tin tới hàng triệu người tiêu dùng cùng một thông điệp trên truyền hình, đài phát thanh hoặc bảng biển quảng cáo ngoài trời. Event Marketing thường nhắm vào một các nhân hoặc một nhóm người cụ thể tại một địa điểm nhất định, với hy vọng tạo ra dấu ấn chất lượng.
Chìa khóa để việc thực hiện chiến dịch Event Marketing hiệu quả nằm ở chỗ, bạn phải xác định được đối tượng mục tiêu cụ thể và tạo ra các trải nghiệm đọng lại trong ký ức của họ. Bằng cách tìm kiếm cơ hội tương tác với nhân khẩu học phù hợp với từng người – cả khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại. Một thương hiệu có thể sử dụng Event Marketing để xây dựng những ấn tượng thuận lợi và mối quan hệ hợp tác lâu dài. Các sự kiện tốt nhât, sáng tạo nhất là những sự kiện không chỉ tạo ra các tương tác tích cực về thương hiệu tại thời điểm đó, mà còn tạo ra tiếng vang lớn sau khi các sự kiện kết thúc.
Ngoài ra, Event Marketing là một trong những cách hiệu quả nhất để:
- Giúp doanh nghiệp xây dựng nhận thức về thương hiệu
- Tăng sự tham gia của khách hàng mục tiêu
- Tạo danh sách khách hàng tiềm năng
- Giáo dục danh sách khách hàng tiềm năng
- Thúc đẩy hoạt động bán hàng
Ý nghĩa của hoạt động Event Marketing
Đối với các doanh nghiệp, mục tiêu lớn nhất của các chương trình sự kiện chính là quảng bá và tăng độ nhận diện thương hiệu. Đồng thời giúp khách hàng dễ tiếp cận hơn với các sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó dễ dàng xác định được khách hàng tiềm năng và chuyển đổi thành doanh số.
Bên cạnh những chương trình event thể hiện chế độ đãi ngộ mà doanh nghiệp dành cho khách hàng của mình, là một số hoạt động chăm sóc khách hàng, tri ân khách hàng thông qua các hoạt động tặng quà, khuyến mãi…


Mặt khác, một số event được tổ chức mang đậm văn hóa dân tộc, giúp người tham dự giữ được thói quen, truyền thống tốt đẹp. Ngoài ra, event cũng là nơi để mọi người có thể kết nối, tương tác, giao lưu, trao đổi với nhau và lan truyền cảm hứng tích cực.
Hiện nay, nhiều event từ thiện với ý nghĩa nhân văn đang được tổ chức ngày một nhiều, giúp giải quyết nào đó các vấn đề xã hội, thể thiện tinh thần rách lành đùm bọc, tương thân tương ái của dân tộc.
Mục đích của Event Marketing
Tổ chức sự kiện (event) sẽ góp phần quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp, giúp người tiêu dùng biết đến các sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu mà doanh nghiệp đang cung cấp. Từ đó, tăng lượng khách hàng tiềm năng biết tới thương hiệu, và mục đích cuối cùng là tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Trong các sự kiện đều hàm chứa một mục đích riêng, chính vì thế việc trùng lặp ý tưởng sẽ ảnh hưởng tới uy tín của những sự kiện này. Tùy theo quy mô tổ chức sự kiện, bạn cần lựa chọn địa điểm tổ chức cho phù hợp, không gian phải thật rộng rãi, đủ sức chứa cho số lượng khách mà bạn mời.
Các hình thức Event Marketing phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều hình thức Event Marketing khác nhau. Mỗi hình thức này lại phục vụ cho một mục đích và đối tượng khách hàng riêng biệt. Tuy nhiên, các hình thức Event Marketing phổ biến nhất hiện nay, được chia thành 4 loại chính. Bao gồm:
Event khách hàng
Event khách hàng bao gồm những hoạt động gì? Thông thường Event khách hàng là các buổi ra mắt sản phẩm, tri ân, họp báo… nhằm mục đích Marketing sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp. Tính chất của những sự kiện này mang tính truyền thông rộng rãi và hướng tới một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể. Do đó, để tạo nên event thành công và đạt hiệu quả tốt, doanh nghiệp cần kết hợp với nhiều yếu tố như: hoạt động truyền thông, khuyến mãi, quảng cáo, tặng quà cho khách hàng khi tham gia sự kiện…
Event doanh nghiệp
Event doanh nghiệp thường bao gồm các hội thảo, lễ khai trương, hội nghị, khánh thành, các cuộc họp cổ đông,… Những sự kiện này thường mang tính chất nội bộ nhiều hơn, tuy nhiên những hình ảnh của nó cũng góp phần quảng cáo cho thương hiệu, tạo nên dấu ấn và hình tượng đẹp đối với khách hàng. Đó chính là lý do vì sao các doanh nghiệp thường rất chú trọng đầu tư để tổ chức các event chuyên nghiệp và hiệu quả.
Event phi lợi nhuận
Event phi lợi nhuận thông thường là những buổi tổ chức từ thiện, kêu gọi quyên góp, các lễ hội… Mục đích của các sự kiện này thường để gợi dậy lòng nhân ái của mọi người để giúp đỡ những đối tượng kém may mắn, có hoàn cảnh khó khăng hoặc hỗ trợ những người khiếm khuyết…
Event trực tuyến
Ngoài ra việc kết hợp với công nghệ tiên tiến với nhu cầu tổ chức sự kiện của doanh nghiệp, dẫn tới hàng loạt sự ra đời của các sự kiện trực tuyến khác. Có một sự hiểu biết vững chắc về từng loại sự kiện sẽ giúp các Marketer xác định được sự kiện nào phù hợp nhất với mục tiêu cụ thể của họ. Dưới đây là một số loại Event Marketing trực tuyến:
- Các sự kiện Marketing trực tuyến
- Hội thảo, sự kiện trực tuyến
- Sự kiện được phát trực tiếp
- Triển lãm thương hiệu trực tuyến
- Hội nghị & Sự kiện VIP trực tuyến
- Ngày hội việc làm và các sự kiện tuyển dụng trực tuyến


Tầm quan trọng của Event Marketing
Theo báo cáo Event Marketing 2019: Xu hướng và điểm chuẩn của Bizzabo, chỉ ra rằng: hầu hết Marketer tin rằng Event là kênh Marketing hiệu quả nhất để đạt được những mục tiêu kinh doanh hiệu quả. Những phát hiện thú vị từ báo cáo trên bao gồm:
- Từ 2017 – 2018, số lượng các công ty tổ chức trên 20 sự kiện mỗi năm tăng 17%
- Phần lớn các nhà lãnh đạo công ty đều ủng hộ các chiến lược Event Marketing của doanh nghiệp, nhưng sự hỗ trợ đối với các hoạt động này tùy thuộc vào khả năng của các nhóm sự kiện để chứng minh hiệu suất ROI
- Các doanh nghiệp thành công đang chi gấp 1,7 lần tiền ngân sách Marketing trung bình, cho việc tổ chức các sự kiện trực tiếp
Một kế hoạch Event Marketing hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp của bạn nổi bật hơn nhờ vào sự tương tác cao mà các sự kiện này đem lại. Bằng cách kết hợp Event Marketing với các chiến dịch Digital Marketing, doanh nghiệp của bạn có thể tạo ra nhiều mối quan hệ có ý nghĩa và lâu dài hơn với người mua hàng.
Cách đo lường hiệu quả của Event Marketing
Để tối ưu hóa hiệu quả của các chiến lược Event Marketing, bạn cần đặt ra những mục tiêu phù hợp và sử dụng chỉ số đánh giá KPIs có liên quan. Xác định rõ và đo lường hiệu quả của các sự kiện cũng quan trọng như việc hoạch định và tổ chức chính sự kiện đó.
Chọn mục tiêu thông minh: trước khi đi sâu vào các KPI cụ thể, bạn phải hiểu rõ cách thiết lục mục tiêu. Bằng việc lựa chọn các mục tiêu thông minh sẽ giúp bạn đạt được kết quả mong muốn theo một cách hiệu quả nhất có thể:
- Xác định mục tiêu cụ thể: Bạn càng chi tiết trong việc xác định mục tiêu sự kiện của mình thì càng tiến gần hơn với việc đạt được chúng. Việc đặt câu hỏi cụ thể có thể là một cách tuyệt vời để bạn đưa ra những câu trả lời phù hợp.
- Xác định mục tiêu có thể đo lường được: Các mục tiêu cụ thể chỉ hiệu quả khi chúng được định lượng bằng một giá trị cụ thể, bạn có thể đo lường tác động trực tiếp của chúng. Các yếu tố dễ đo lường như doanh thu và chi phí là cách tốt nhất để bạn trả lời câu hỏi trên.
- Xác định mục tiêu có thể đạt được: Hãy để ý tới sự khác biệt giữa tham vọng và không thực tế, hãy đảm bảo việc xác định mục tiêu đạt được nhưng không quá xa ngoài tầm với.
- Định hướng kết quả thực hiện: mục tiêu nên đo lường được kết quả, không phải đo lường hoạt động. Bạn có thể xác định mục tiêu là gửi danh sách 50 email cá nhân cho các nhà tài trợ sự kiện tiềm năng, nhưng mục tiêu tốt hơn sẽ là đảm bảo cam kết cứng từ 5 nhà tài trợ sự kiện trong vòng 3 tháng sắp tới.
- Giới hạn thời gian cụ thể: Tất cả các mục tiêu nên có thời hạn nhất định. Việc tạo ra dòng thời gian riêng cho mục tiêu, phân tích và xem cách chúng phát triển theo các thời điểm khác nhau sẽ giúp bạn nhận về nhiều kết quả có lợi.
9 Chỉ số KPI để đo lường Event Marketing thành công
Đề cập trên mạng xã hội
Trong thế giới mà công nghệ kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ hiện nay, các phương tiện truyền thông xã hội và các sự kiện thường song hành với nhau. Sự kiện đã trở thành nơi cung cấp nội dung cho người tham dự và cả những người tổ chức. Không có gì lạ khi 98% người dùng tạo nội dung công nghệ số tại các sự kiện và 100% người tham dự chia sẻ các nội dung đó trên các kênh mạng xã hội.
Do đó, để tối ưu hóa đề cập trên mạng xã hội là chỉ số rất quan trọng cho sự thành công chung của các sự kiện. Và đặc biệt trong việc đảm bảo rằng thương hiệu của bạn tại sự kiện đó sẽ tiếp cận khán giả trên toàn cầu.
Sự hài lòng của người tham dự
Dù mục tiêu “tiềm ẩn” mà bạn muốn là gì, thì tất cả các sự kiện đều có một đích đến duy nhất là sự hài lòng của người tham dự. Nhưng điều quan trọng mà bạn cần quan tâm là định nghĩa về sự hài lòng thực chất là gì? Có phải mục tiêu đơn giản là mang lại yếu tố giải trí cho những người tham dự sự kiện của bạn ngày hôm ấy hay không? Hay bạn muốn họ có được kiến thức cụ thể nào về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của bạn?


Hãy chắn chắn rằng, sự kiện của bạn sẽ nắm được một số dữ liệu cụ thể để hiểu rõ hơn về những người tham dự sự kiện của bạn. Một cách tuyệt vời để đo lường mức độ hài lòng của những người tham dự sự kiện bằng cách: Điểm hài lòng = % số lượng người cảm thấy hài lòng – % số lượng người cảm thấy không hài lòng.
Mức độ tương tác của người tham dự
Hiểu biết về mức độ tương tác của người tham dự là một cách để bạn nắm bắt được, liệu nội dung trong sự kiện có liên quan và có mang đến giá trị nào đó cho những người tham dự hay không? Event Marketing là việc thúc đẩy quan hệ giữa khách hàng và nhóm khách hàng tiềm năng, chính vì vậy việc theo dõi mức độ tương tác của họ trong sự kiện sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đánh giá được sự thành công của hoạt động xây dựng mối quan hệ.
Xem thêm: Word of Mouth Marketing là gì? Sức mạnh của những “lời truyền miệng”.
Sự tương tác với các diễn giả
Một trong những mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng tới trong các sự kiện là cung cấp nội dung gây được tiếng vang với những người tham dự. Một trong những nguồn nội dung chính trong sự kiện mà doanh nghiệp tổ chức, rất có thể đến từ các bài phát biểu của các diễn giả. Do đó, điều quan trọng là hãy đảm bảo rằng các diễn giả mà bạn mời tới, đang cung cấp kiến thức có giá trị tới những người tham dự.
Một trong những các đo lường sự tương tác với các diễn giả là theo dõi các trang hồ sơ của họ, để biết: Trang của họ liệu được xem bao nhiêu lần? Mỗi trang nhận được bao nhiêu lượt thích? Số liệu tương tác như thế này có liên quan gì tới nội dung mà sự kiện của bạn đem lại?
Tổng số người đăng ký
Tổng số người đăng ký rõ ràng là số liệu quan trọng bậc nhất để xác định sự thành bại của sự kiện. Bạn có thể dễ dàng nắm được số người đăng ký, thời gian nào lượng người đăng ký nhiều nhất. Hoặc chia số lượng người đăng ký theo mức “vé” mà cho chi trả để xác định nhóm người phổ biến nhất trong đối tượng tham dự. Có rất nhiều cách để rút được kinh nghiệm từ dữ liệu đăng ký và việc đặt các câu hỏi cho người tham gia sự kiện.
Tổng số lần đăng ký
Hãy đảm bảo bạn cũng ghi lại tổng số lần đăng ký trong ngày mà sự kiện của bạn mang lại, và so sánh chỉ số này với tổng số người đăng ký ở phần trên. Sự khác biệt giữa hai chỉ số này rất đáng để xem xét. Tương tự như tổng số người đăng ký, tổng số lần đăng ký cũng có thể được phân chia theo nhiều cách khác nhau để hiểu rõ hơn về nhân khẩu học của từng đối tượng tham dự.
Tỷ lệ chi phí trên doanh thu
Con số tổng doanh thu mà bạn “thu về được” sẽ không có ý nghĩa gì nếu không được đặt cạnh với tổng chi phí tổ chức sự kiện. Tỷ lệ này rất quan trọng trong việc giúp bạn hiểu được chất lượng, số lượng “tài nguyên” được yêu cầu trong sự kiện và liệu các “tài nguyên” này có giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh của mình hay không.
Tổng doanh thu nhận được
Nếu sự kiện của bạn là hình thức có trả phí, thì tổng doanh thu là một chỉ số quan trọng tạo nên sự thành công của một sự kiện. Nó cũng là một số liệu cần đào sâu để phân tích nhiều hơn. Tổng doanh thu có thể tiết lộ những hiểu biết khác nhau về nhân khẩu học của người tham dự, loại vé bán được nhiều và nhanh nhất, thời điểm bán vé đạt đỉnh điểm… Tất cả hiểu biết quan trọng này đều có thể rút ra từ số liệu tổng doanh thu nhận được.
Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng
Từ số lượng khách hàng tiềm năng tham dự sự kiện mà doanh nghiệp tổ chức, hãy theo dõi xem những khách hàng nào thực sự tiến tới hành động mua hàng hoặc thỏa thuận hợp đồng nào đó. Điều này sẽ giúp bạn tính được ROI trực tiếp cho các nỗ lực Event Marketing của doanh nghiệp, và giúp bạn tạo ra những chiến lược Marketing cho các sự kiện tiếp theo trong tương lai. Ngoài ra các chiến thuật này sẽ giúp bạn hiểu được liệu chiến thuật nào mang tới hiệu quả, và những chiến thuật nào không đạt được hiệu quả trong việc giành giật “khách hàng”.
Một số lưu ý để tổ chức Event thành công
Trên thực tế, việc tổ chức được một Event thành công không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Bạn cần phải chú ý tới rất nhiều yếu tố để đảm bảo hoạt động này diễn ra mà không gặp phải bất kỳ sai sót nào. Dưới đây là một số lưu ý để tổ chức Event thành công:
- Tìm kiếm địa điểm thích hợp: Khi đã thống nhất được thời gian diễn ra sự kiện, bạn ngay lập tức phải tìm kiếm và ấn định một địa điểm thích hợp để tổ chức sự kiện này. Hãy hoàn thiện các thủ tục, hợp đồng và giấy tờ thật nhanh chóng bởi nếu bạn “chần chừ” quá lâu thì rất có thể đơn vị khác sẽ giành mất vị trí đẹp của bạn.
- Thiệp mời kèm thông điệp hấp dẫn: Thiệp mời, thư mời chính là thỏi “nam châm” để thu hút khách hàng đến tham gia các sự kiện mà bạn tổ chức. Một event mà không một ai tham dự thì đâu thể gọi là event thành công được, phải không? Chính vì vậy, bạn cần phải chú trọng vào thiệp mời. Bạn cần đưa ra thông điệp sao cho hấp dẫn, lôi cuốn người đọc mà vẫn đảm bảo đầy đủ yếu tố thông tin cần thiết như: Sự kiện được tổ chức tại đâu? Sự kiện xoay quanh chủ đề gì? Khi nào sự kiện được bắt đầu?…
- Hãy để ý tới mọi chi tiết, dù là nhỏ nhất: Thường thì bạn sẽ dễ bỏ qua những chi tiết nhỏ nhặt, nhưng bạn sẽ không ngờ chính từ những điều “tiểu tiết” đó lại ảnh hưởng đến đại cục, tạo ra những thay đổi khó lường trước được hết. Chính vì vậy, hãy quan sát đến mọi chi tiết dù là lớn hay nhỏ, để khi phát sinh bất cứ vấn đề gì, thì bạn vẫn có thể giải quyết nhanh chóng và gọn ghẽ nhất.
- Lúc nào cũng cần có “phương án B”: Phương án B là kế hoạch dự trù khi có rủi ro ập đến. Đương nhiên bạn không phải thần thánh, và khó có thể lường trước được mọi rủi ro có thể xảy ra tại sự kiện. Do đó, bạn hãy chuẩn bị sẵn một phương án thay thế cho mọi tình huống có thể xảy ra.
- Kiểm soát chi phí tránh vượt quá ngân sách cho phép: Bạn biết đấu, ngân sách tổ chức sự kiện luôn có giới hạn nhất định, và với tư cách người tổ chức, bạn phải biết “liệu cơm gắp mắm” để chi phí không vượt quá số tiền cho phép. Sẽ luôn có những khoản phát sinh khó lường trước được hết, nhưng bạn phải biết nhìn xa trông rộng để chi tiêu sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.
Kết luận
Vừa rồi là những chia sẻ chi tiết của DigiAtoZ giúp bạn hiểu hơn về Event cũng như những yếu tố xoay quanh event mà Marketer nên biết. Việc sử dụng Event để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu là điều vô cùng cần thiết trong xu hướng Marketing hiện tại. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu được Event Marketing là gì, hoặc chí ít những chia sẻ này hữu ích đối với bạn.