Trong thời điểm bùng nổ về công nghệ kỹ thuật số, Marketing Online trở thành một xu hướng tiếp thị tất yếu. Các doanh nghiệp 4.0 thường sử dụng Marketing Online như một “phương tiện” trong việc tiếp cận và chinh phục khách hàng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại có những chiến lược lựa chọn hình thức Marketing Online khác nhau.
Internet là nơi có nhiều cơ hội để bạn bắt đầu công việc kinh doanh, nếu bạn không biết phát triển một chiến lược trên Internet hiệu quả là bạn đang bỏ qua một tiềm năng có được mức donh thu lớn. Vậy bạn có đang đầu tư marketing, xây dựng hoặc phát triển một chiến lược Internet Marketing cho doanh nghiệp của mình? Bạn có đang cảm thấy choáng ngợp, rối bời vì không biết nên bắt đầu từ đâu?
Đừng lo, tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về thuật ngữ Marketing Online là gì, các hình thức Marketing Online phổ biến hiện nay? Các bước để xây dựng chiến lược Marketing Online phù hợp và hiệu quả với doanh nghiệp? Hãy cùng DigiAtoZ tìm hiểu câu trả lời trong phần tiếp theo của bài viết dưới đây.
Thuật ngữ về Marketing Online là gì?
Marketing Online hay Internet Marketing (tên gọi chính xác hơn là Online Marketing) được hiểu là tiếp thị trực tuyến. Marketing Online bao gồm những hoạt động tận dụng môi trường Internet để truyền bá thông điệp tới khách hàng tiềm năng về thương hiệu, về sản phẩm/dịch vụ của một cá nhận hay một doanh nghiệp cụ thể.
Mục tiêu của hoạt động tiếp thị trực tuyến nhằm mục đích tiếp cận tới khách hàng thông qua các kênh phân phối. Từ đó, giúp họ có thể xem, nghe, đọc… trong quá trình phát sinh nhu cầu tìm kiếm, mua sắm, so sánh và giao lưu trực tuyến.


Marketing Online khác với cách tiếp thị ngoại tuyến (Offline Marketing) – phương thức này sử dụng các phương tiện không kết nối Internet (ngoại tuyến) truyền thống như: biển bảng quảng cáo, truyền hình, đài phát thanh hay quảng cáo trên báo in… với chi phí lớn, khó đo lường được hiệu quả hoạt động.
Marketing Online giúp cho các cá nhân, thương hiệu và doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng và nhanh chóng, mà không bị giới hạn bởi vị trí địa lý. Ngoài ra phương thức này còn có thể đo lường được hiệu quả tiếp thị dựa trên những con số cụ thể, rõ rang. Giúp người sử dụng tối ưu được chi phí, thời gian triển khai cũng như tối ưu được chiến lược kinh doanh của riêng mình.
TOP 8 hình thức Marketing Online phổ biến
Ngày nay, việc áp dụng hình thức tiếp thị sử dụng Internet vào hoạt động kinh doanh, đem tới nhiều lợi ích và tối ưu thời gian, chi phí hơn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước khi thiết lập một chiến lược Marketing Online để quảng bá sản phẩm/dịch vụ, các Marketer cần hiểu rõ các loại hình, bản chất và lợi ích mà chúng mang lại. Từ đó, có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp (bao gồm: nguồn lực kinh tế, con người…) cũng như hành vi, sở thích, thói quen của tệp khác hàng mục tiêu và một số vấn đề khác.
Content Marketing
Bill Gates từng sử dụng câu “Content is Kind” để nói về giá trị và tầm quan trọng của Content trong các hoạt động tiếp thị (bao gồm cả hoạt động offline và online).
Content Marketing (tiếp thị nội dung) là cách mà bạn tạo ra và phân phối những nội dung phù hợp, đem lại nhiều giá trị, thu hút được khách hàng mục tiêu và giữ chân họ. Cuối cùng là thúc đẩy nhóm khách hàng mục tiêu này phát sinh những “hành động có lợi’’ cho thương hiệu của mình. Hành động có lợi không nhất thiết phải là đơn hàng, là doanh số bán hàng mà nó có thể là sự tin tưởng, long trung thành, sự giới thiệu và những yếu tố khác dựa theo mục tiêu chiến lược tiếp thị mà doanh nghiệp thiết lập ra.
Thay vì cách truyền tải thông điệp truyền thống tới khách hàng kiểu: Kinh nghiệm của chúng tôi như thế này, sản phẩm của chúng tôi đem lại rất nhiều giá trị và nó là… thì Content Marketing sẽ đưa ra những nội dung mà khách hàng mong muốn nhận được. Từ đó, giúp doanh nghiệp dễ dàng kết nối với khách hàng một cách có thiện cảm, gần gũi và tin tưởng nhất.


Ví dụ: Bạn sở hữu một thương hiệu X cung cấp sản phẩm kem che khuyết điểm dành cho phụ nữ đã có con và đang làm công việc văn phòng. Công việc của Content Marketing là đồng hành, sẻ chia với họ về những lo lắng: Sử dụng kem chê khuyết điểm như thế nào cho vùng mắt, vùng má và vùng cằm. Tông màu nền nào thì phù hợp với làn da sẫm màu. Làn da sậm màu có nên sử dụng thêm kem chống năng hay không?… Thậm chí là chia sẻ thêm nhiều nội dung nhằm phục vụ cho những vấn đề thường nhật của khách hàng.
Tiếp thị nội được sử dụng kết hợp chặt chẽ với nhiều hình thức tiếp thị trực tuyến khác, đặc biệt là SEO và tiếp thị truyền thông xã hội. Bài viết mà bạn đang xem là minh họa điển hình cho Content Marketing mà tôi được tôi sử dụng. Một sự kết hợp giữa SEO và tiếp thị nội dung.
Social Media Marketing
Social Media hay tiếp thị truyền thông xã hội là đề cập tới việc sử dụng truyền thông xã hội trên nền tảng mạng xã hội để tiếp thị về thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ, hướng tới tệp khách hàng mục tiêu đã xác định trước đó.
Thời điểm bùng nổ công nghệ như hiệ nay, các mạng xã hội như: Twitter, Tiktok, Instagram, Facebook… được sử dụng rộng rãi không chỉ tại lãnh thổ Việt Nam mà còn trên toàn Thế giới. Dựa vào sức hút mà những nền tảng này đem lại, các cá nhân, thương hiệu nhanh tay tận dụng nguồn lực mà chúng mang lại, để có thể tiếp cận với khách hàng. Không những vậy, điều này còn có thể kích thích tương tác qua lại giữa doanh nghiệp và khách hàng với nhau, từ đó tăng hiệu quả cho các chiến lược tiếp thị.
Một điểm tự hoàn hoàn để quảng bá nội dung có giá trị tới với khách hàng tiềm năng, tiếp thị truyền thông xã hội có mối tương quan chặt chẽ với tiếp thị nội dung (như đã minh họa ở phần trên). Ngoài ta, tiếp thị truyền thông xã hội được chia thành hai nhóm chính gồm: Organic Social Media Marketing và Paid Social Media Marketing.
Organic Social Media Marketing
Hình thức tiếp thị “miễn phí” này thường tập trung vào việc cải thiện và tăng hiệu quả quan hệ với khách hàng mục tiêu một cách tự nhiên nhất, thông qua việc chia sẻ, quan tâm, chăm sóc bằng việc xây dựng cộng đồng riêng hoặc “mượn” từ những cộng đồng đã có sẵn.
Mục tiêu chính của Organic Social Media Marketing thường hướng tới việc tăng mức độ tin cậy, tăng nhận diện thương hiệu giữa khách hàng với thương hiệu, từ đó khéo léo quảng bá sản phẩm/dịch vụ… đem lại hiệu quả cho quá trình kin hdoanh của doanh nghiệp.
Ví dụ minh họa:
- Mục tiêu quan trọng nhất của tiếp thị truyền thông xã hội miễn phí là phải kích thích được sự tương tắc qua lại giữa thương hiệu và khách hàng.
- Thay vì việc nói về đôi môi, màu môi, khách hàng xinh đẹp như thế nào… Bạn có thể đưa những hình ảnh hoàn thiện của đôi môi vào trong các động đồng, với caption “Đôi môi sau 4 tuần”.
- Điều này sẽ giúp khách hàng bớt cảnh giác với hoạt động quảng cáo, đồng thời cũng sẽ giúp tăng tính tương tác cho nội dung. Từ đó, lời giới thiệu của bạn về dịch vụ, thương hiệu, tay nghề cũng dễ dàng được đón nhận hơn.
Paid Social Media Marketing
Trái ngược với hình thức Organic Social Media Marketing, đây là hình thức trả phí. Paid Social Media Marketing sử dụng các nền tảng mạng xã hội để tối ưu hiển thị nội dung như có thể target chính xác tới giới tính, độ tuổi, hành vi, sở thích, địa điểm… của đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp nhắm tới. Từ đó hỗ trợ tối đa cho chiến lược kinh doanh của thương hiệu.
Mục tiêu của loại hình “trả phí” chính là thu hút đối tượng mục tiêu, gia tăng nhận diện thương hiệu và quảng bá “công khai” về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó dễ dàng thu thập được data khách hàng, cũng như khách hàng tiềm năng (lead) đang quan tâm và có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp…
SEO – Search Engine Optimization
SEO hay Search Engine Optimization là quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, cụ thể là Google đối với thị trường Việt Nam. Ngoài ra, bạn có thể tối ưu rất nhiều công cụ tìm kiếm khác như: Cốc cốc, Bling, yahoo… Những công cụ này cho phép người dùng tìm kiếm thông tin, video, hình ảnh, địa chỉ… về một sản phẩm/dịch vụ hoặc lĩnh vực cụ thể nào đó mà người dùng quan tâm, thông qua việc truy vấn các từ khóa.
Công việc SEO dựa trên sự tư vấn của Google về những từ khóa được truy vấn, từ đó tối ưu nội dung và sử dụng thêm các kỹ thuật khác nhau nhằm nâng cao thứ hạng website. Những nội dung này sẽ được hiển thị trên những kết quả đầu tiên mà Google trả về, khi người dùng thực hiện truy vấn từ khóa.


Mục tiêu của hoạt động SEO chính là tăng lưu lượng truy cập, thu hút người dùng vào website của doanh nghiệp, từ đó tăng hiệu quả nhận diện và chuyển đổi doanh số.
Một số kỹ thuật SEO cơ bản có thể bạn đang cần:
SEO On-page
Kỹ thuật đòi hỏi bạn phải thực hiện những công việc sau:
- Thiết lập website có khả năng tương thích với nhiều thiết bị truy cập Internet như: điện thoại di động, Tablet, hoặc PC… Ngoài ra website cũng nên hướng tới việc tối ưu trải nghiệm người dùng khi họ thực hiện các tác vụ như: tìm kiếm, đặt mua, phản hồi, trượt, lướt…
- Tối ưu tốc độ truy cập trang cũng là một công việc cần thực hiện. Việc tối ưu tốc độ tải trang để khách hàng không mất nhiều thời gian và không cảm thấy khó chịu khi truy cập.
- Thiết lập các từ khóa mục tiêu để xây dựng và hoàn thiện các nội dung trên trang chủ, trang con. Giúp Google dễ dàng nhận diện và đọc hiểu, từ đó giải quyết các vấn đề và nhu cầu của khách hàng thông qua các nội dung được sản xuất dựa trên các từ khóa trước đó.
- Tối ưu cấu trúc website
- Tối ưu thẻ tiêu để, thẻ mô ta cho từng bài viết, từng trang trên website
- Tối ưu các liên kết nội bộ phân bố trong từng bài viết, giúp tăng thời gian truy cập khi khách hàng tới website. Ngoài ra cũng giúp họ có thể dễ dàng cập nhật, tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích với các vấn đề mà họ đang quan tâm.
SEO Off-page
Công việc của SEO-Off page là bạn phải tạo ra các liên kết bên ngoài (backlinks) của các website khác tới website của thương hiệu. Mục đích là nhận được tín hiệu tốt của Google về website của bạn. Tuy nhiên, cần chú ý tới chất lượng backlink trước khi trỏ các liên kết này. Bởi vì, Backlinks càng chất lượng, càng uy tín thì mức độ tin cậy của Google dành cho website của bạn càng cao.
Thay vì trỏ 10 backlinks từ các website không có độ uy tín cao, bạn có thể sử dụng 1 liên kết ngoài từ một tờ báo uy tín tại thị trường như: Vnexpress hoặc dantri chẳng hạn…
Affiliate Marketing
Tiếp thị liên kết hay Affiliate Marketing là một mo ohinfh quảng cáo, ở đó doan hnghiejep phải trả tiền cho nhà xuất bản thứ ba cho hoạt động dẫn dắt khách hàng đến với sản phẩm/dịch vụ mà họ cung cấp hoặc tăng lưu lượng truy cập tới website của họ… Bên thứ ba này được coi là chi nhánh và nhận được tiền hoa hồng từ doanh nghiệp thuê nhằm kích thích họ tìm cách quảng bá sản phẩm/dịch vụ.
Mô hình tiếp thị này được đánh giá là có nét tương đồng với mô hình kinh doanh cộng tác viên Online mà bạn thường thấy trên thị trường. Nó được hiểu là khi bạn quảng bá sản phẩm/dịch vụ cho các doanh nghiệp đang áp dụng hình thức Affiliate, bạn sẽ nhận được tiền hoa hồng từ phía họ.
Ví dụ: Bạn có thể tham khảo hoạt động tiếp thị liên kết từ ông lớn Amazon – Amazon Associates. Người sáng tạo nội dung, sản xuất hoặc viết blog đăng ký để chia sẻ về sản phẩm/dịch vụ của Amazon trên ứng dụng và website của họ. Đổi lại, họ sẽ nhận được hoa hồng đến từ doanh số bán hàng mà website của họ đã tạo ra.
Email Marketing
Đúng với tên gọi của nó, hình thức này bạn sẽ sử dụng thư điện tử (email) với nội dung tiếp thị nhằm quảng bá hoặc giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu tới với nhóm đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp xác định trước đó.
Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần phải có một lượng email khách hàng nhất định!
Một lời khuyên cho hoạt động này, chính là việc triển khai thực hiện phải để khách hàng cảm thấy thoải mái nhất khi nhận email mà bạn cung cấp. Không nên áp dụng các công cụ hỗ trợ hoặc ép buộc khách hàng để lấy email, mà hãy để họ “tự nguyên” cung cấp email của mình. Hành động này càng chứng tỏ nội dung của bạn có giá trị, và khách hàng sẽ sẵn sàng đón nhận thông tin sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu.


Điều này giúp việc kết nối giữa thương hiệu và khác hàng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Thay vì “cưỡng bức” họ bởi hàng loạt email spam, không cần thiết hoặc email khiến họ cảm thấy khó chịu.
Một số Email Marketing được sử dụng nhiều nhất:
- Email Sale: nội dung của email sale thường giới thiệu sản phẩm/dịch vụ và các chương trình khuyến mãi mà thương hiệu áp dụng cho khách hàng của mình. Mục đích của chúng là chuyển đổi nhóm khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự, từ đây có thể tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
- Email giao dịch: nội dung của email giao dịch là xác nhận những tác vụ giao dịch thành công của khách hàng. Như: biên lai điện tử, xác nhận đơn hàng, trạng thái đơn hàng, xác nhận số dư…
- Email bản tin: nội dung của email bản tin xoay quanh những nội dung hữu ích, hấp dẫn dưới dạng sáng tạo, chứ không chỉ nói về sản phẩm/dịch vụ thông thường của doanh nghiệp. Nhóm khách hàng đăng ký nhận mail thường là khách hàng chủ động trong việc để mail đối với dịch vụ của doanh nghiệp.
- Email chào mừng: dạng email này được gửi khi khách hàng đăng ký trên website hoặc app.. với mong muốn khách hàng có thể nhận được thông tin hữu ích khác về sản phẩm/dịch hoặc các chương trình khuyến mãi đang áp dụng thời điểm đó. Nội dung của chúng có thể là hướng dẫn cập nhật thông tin, trả lời thắc mắc hay một lời cảm ơn.
Để mail có thể hấp dẫn và thu hút khách hàng hơn, bạn cần chú ý tới 3 vấn đề nhỏ sau:
- Tạo cảm giác khẩn cấp, khan hiếp: Đưa ra những thông tin tạo cảm giác khẩn cấp, khan hiếm như: “chỉ ngày hôm nay thôi”, “dành cho 30 người đầu tiên đăng ký”…
- Cá nhân hóa Email: Hãy chú ý tới lời chào mở đầu ở phần tiêu đề, nên kết hợp với tên người nhận. Ví dụ: “Drake Nguyen, đây là ưu đãi của riêng bạn”.
- Cho phép người dùng thiết lập các tùy chọn: Cho phép người dùng có thể chỉ định tần suất đọc và nhận email từ bạn. Điều này giúp cho tỷ lệ mở mail đạt hiệu suất cao hơn, cũng như sẽ nhận được cái nhìn thiện cảm hơn từ khác hàng của mình.
Paid Advertising
Paid Advertising là loại hình thức được sử dụng nhiều nhất trong Marketing Online. Bạn sẽ phải trả phí cho hoạt động hiển thị quảng cáo trên những vị trí nhất định, tại các nền tảng trực tuyến như: Facebook, Google, Youtube, Instagram…
Chi phí này thường được tính dựa trên số lượt nhấp chuột vào quảng cáo từ người dùng (Pay per click). Vậy nên, quảng cáo trả tiền còn được biết tới với một tên gọi khác PPC.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục tiêu tiếp thị mà nhà quảng cáo hướng tới, các nền tảng thực hiện tính phí bằng nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ:
- CPM – Chi phí mỗi một nghìn lần hiển thị: hiểu đơn giản là cách bạn bị tính phí khi nội dung quảng cáo của bạn phân phối hết 1000 lần
- CPV – Giá của mỗi lần xem: hiểu đơn giản là bạn sẽ bị tính phí cho mỗi lượng xem video trên nội dung quảng cáo.
- CPA – Giá mỗi hành động: CPA còn được biết tới với tên gọi giá cho mỗi chuyển đổi. Các nền tảng sẽ tính phí khi người dùng thực hiện bất cứ tác vụ cụ thể nào đó trên nội dung quảng cáo, bao gồm cả hoạt động chuyển đổi thành khách hàng.
Influencer Marketing
Influencer Marketing là hình thức tiếp thị sử dụng người có sức ảnh hưởng, có lượng người theo dõi lớn,… để gửi đi thông điệp truyền thông của nhãn hàng đến thị trường mục tiêu.


Ví dụ: Bitis Hunter dòng sneakers của người Việt đã sử dụng chiến dịch đại sứ thương hiệu với hai nghệ sĩ nổi tiếng như: Sơn Tùng MTP, Soobin Hoàng Sơn,… và nhận được hiệu quả đáng ngạc nhiên.
Viral Marketing
Cuối cùng, đây là hình thức tiếp thị thông qua các hoạt động, chương trình liên kết cộng đồng mạng xã hội, blog, diễn đàn,… mục tiêu là phát đi thông điệp về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp tới người tiêu dùng. Hình thức này đạt hiệu quả cao nhờ vào việc lan truyền, truyền miệng của một nhóm “cư dân mạng” về doanh nghiệp.
Kết quả thu được từ hoạt động Viral Marketing là rất hiệu quả, sự lan truyền trong cộng đồng có sức mạnh và niềm tin vô cùng lớn. Những đánh giá tốt của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ mang đến uy tín cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều khách hàng mới và gia tăng mức độ uy tín trên thị trường.
Phân biệt thuật ngữ Digital Marketing và Online Marketing
Chắc hẳn bạn đã ít nhiều nghe cuộc tranh luận về sự nhầm lẫn giữa Digital Marketing và Online Marketing? Thậm chí nhiều bạn bè xunh quanh đang làm trong ngành công nghệ tiếp thị quảng cáo đôi lúc cũng hiểu sai về thuật ngữ Online Marketing (tiếp thị trực tuyến) và thuật ngữ Digital Marketing (tiếp thị kỹ thuật số). Bản thân bạn cũng chưa hiẻu rõ sự khác nhau giữa Digital Marketing và Online Marketing là gì?


Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề trên:
Mục tiêu so sánh | Digital Marketing | Online Marketing |
Giống nhau | Là quá trình sử dụng các kênh kỹ thuật số bao gồm thiết bị, nền tảng (không quan tâm chúng có phải là nền tảng trực tuyến hay không) để xây dựng, truyền tải hoặc quảng bá thông điệp của bạn đến người dùng. | |
Khác nhau | Digital Maarketing có thể xem như thuật ngữ mang tính bao quát hơn vì nó rộng hơn nhiều so với kỹ thuật tiếp thị | Online Marketing là một tập con của khái niệm Digital Marketing |
Các đặc trưng chính của Digital Marketing không bị giới hạn trong việc chỉ sử dụng Internet | Các đặc trưng chính của Marketing Online đòi hỏi kết nối Internet để có thể trực hiện | |
Coó hình thái đa dạng, phong phú và phù hợp với nhiều loại thiết bị số | Chủ yếu tập trung vào banner hoặc hiệu ứng liên quan tới website |
Bất kỳ hình thức tiếp thị nào đều tồn tại ưu nhược điểm. Để lựa chọn hình thức phù hợp cần dựa vào các yếu tố: đối tượng khách hàng, lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu, loại hình doanh nghiệp, ngân sách,… Ngoài ra, còn phải kết hợp sử dụng các trường dữ liệu khác nhau để tìm ra phương án triển khai hiệu quả nhất,
Ưu nhược điểm của Online Marketing là gì?
Ưu điểm
- Cho phép bạn tiếp cận với lượng lớn đối tượng trong tích tắc.
- Cho phép doanh nghiệp hoạt động và tương tác với người dùng 24/7.
- Giúp bạn kết nối real-time với người dùng.
- Giúp tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian triển khai.
- Giúp tăng tương tác hai chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng.
- Mang tới khả năng thu thập và đo lường dữ liệu trực tuyến.
Nhược điểm
- Tính nhiễu trong Online Marketing. Do, thông điệp của bạn thường bị nhiễu bởi quá nhiều thông điệp quảng cáo khác vây quanh. Khách hàng thường dễ thay đổi sự chú ý và để trôi mất quảng cáo của bạn.
- Thông tin lan truyền nhanh cũng sẽ là con dao 2 lưỡi. Nếu doanh nghiệp quản lý thông tin trên Internet tốt, thương hiệu có khả năng được nhiều người biết tới và ngược lại.
- Online Marketing thường lệ thuộc vào các thiết bị điện tử.
- Thường mắc phải các lỗ hổng bảo mật và quyền riêng tư từ các hoạt động Online Marketing lừa đảo.
- Online Marketing vấp phải sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ và các quy tắc thương mại điện tử.
Cách thức hoạt động của chiến lược marketing online
Đối với hầu hết nhãn hiệu và doanh nghiệp, mục tiêu hoạt động của chiến lược Marketing Online cũng giống như hầu hết các loại hình marketing, quảng cáo khác.
Mục tiêu chính của Marketing Online chính là kết nối, thu hút và duy trì sự chú ý của người dùng.


Một khi bạn thu hút được sự chú ý của người dùng, họ sẽ biết đến bạn. Khi họ biết đến bạn, sau đó họ sẽ thích bạn. Sau khi thích bạn, mục tiêu tiếp theo chính là khiến họ tin tưởng. Đây chính là mô hình KLT (Know, Like, Trust – Biết, Thích, Tin). Và đây cũng chính là công thức được thực hiện để biến người dùng trở thành khách hàng tiềm năng và sau cùng là trở thành người mua.
Sự khác biệt duy nhất chính là chiến lược Marketing Online được thực hiện trên không gian mạng ảo thay vì một thế giới thật.
Hai điều cần biết về Marketing Online
Hiện nay có rất nhiều chiến lược Marketing Online mà theo tôi nó quà cồng kềnh. Cách tốt nhất để bạn thực hiện được Marketing Online hiệu quả là:
- Khảo sát thị trường để biết tất cả các lựa chọn hiệu quả.
- Tiếp nhận và lắng nghe lời khuyên từ một người thật sự hiểu về doanh nghiệp, mục tiêu và đưa bạn đi đúng hướng, thay vì lãng phí quá nhiều tiền bạc.
Bước đầu tiên trong kế hoạch Marketing trực tuyến là gì
Theo bạn, bước đầu tiên trong kế hoạch marketing trực tuyến là gì? Đối với hầu hết loại hình sản phẩm/dịch vụ tại Việt Nam, chiến dịch marketing trực tuyến thường bắt đầu với website. Đây được xem như “tài sản” đầu tiên của doanh nghiệp, nơi diễn ra hầu hết các giao dịch và là nơi mọi người liên hệ với bạn đê rmua sản phẩm. Viêc thiết kế và sử dụng web ngày nay đơn giản hơn rất nhiều, tuy nhiên nó cũng khá phức tạp đối với những người mới bắt đầu.


Một trong những sai lầm phổ biến mà doanh nghiệp thường gặp phải chính là cố gắng xây dựng website của mình trở thành một trang PR sản phẩm để chuyển đổi lưu lượng truy cập thay vì cung cấp giá trị hữu ích cho người dùng. Xây dựng website chỉ là khởi đầu trong việc xây dựng kế hoạch marketing trực tuyến. Giá trị thực sự mà website mang lại chính là lượng truy cập của người dùng và khả năng chuyển đổi lưu lượng truy cập đó thành người mua hàng thực sự.
Đọc tới đây, chắc hẳn bạn đang tò mò về chiến lược marketing trực tuyến là gì? Vậy những giải pháp marketing trực tuyến nào bạn nên biết? Cùng khám phá các chiến lược marketing trực tuyến sau đây nhé!
Các bước xây dựng chiến lược Marketing Online cơ bản
Thực tế, tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, ngành hàng và thực trạng của từng doanh nghiệp mà thời gian triển khai các loại hình tiếp thị, cũng như chiến lược Marketing Online cơ bản là không giống nhau. Về bản chất, các chiến lược Marketing Online cơ bản được doanh nghiệp triển khai sẽ nằm trong chiến lược Marketing tổng thể.
Hãy cùng DigiAtoZ tìm hiểu về những thay đổi cần thiết của tư duy chiến lược Marketing, từ đó có thể xác định được vai trò của chiến lược Marketing Online cơ bản trong chiến lược Marketing tổng thể. Các bước xây dựng chiến lược Marketing cơ bản như sau:
Bước 1: Thay đổi tư duy chiến lược Marketing tổng thể
Chiến lược Marketing kiểu cũ | Chiến lược Marketing kiểu mới |
Hoạt động Marketing sẽ được bộ phận Marketing thực hiện. | Marketing tích hợp công tác kiến tạo, cung cấp và khai thác giá trị cho khách hàng. |
Spam Marketing, tiếp cận KH kiểu “cắt ngang”. | Tiếp cận Khách hàng kiểu “dẫn dắt” – Inbound Marketing |
Tập trung tối đa nguồn lực trong việc tìm kiếm khách hàng mới | Tập trung tạo sự trung thành và duy trì |
Tập trung nhân lực vào các giao dịch trước mắt. | Tập trung vào các giá trị trọn đời (lâu dài) từ khách hàng |
Chi phí được xem là ngân sách Marketing | Khoản đầu tư được xem là ngân sách Marketing |
Bước 2: Xác định vai trò của chiến lược Marketing Online
Ma trận Ansoff được sử dụng khởi đầu với tư cách là một trong những công cụ xác định/xây dựng các chiến lược kinh doanh (các chiến lược đa dạng hóa & tăng cường – hay còn gọi là Growth, chiến lược tăng trưởng) của doanh nghiệp (chiến lược kinh doanh: tổ chức sẽ phát triển & tăng trưởng như thế nào, đầu tư và duy trì vị trí cạnh tranh như thế nào? Chiến lược Marketing: khách hàng hướng mục tiêu là ai, làm thế nào để khách hàng cảm thấy hài lòng với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thay vì với đối thủ cạnh tranh – tức là nhận được nhiều giá trị hơn).
Sau này ma trận Ansoff cũng được sử dụng để xác định chiến lược Marketing – cấu thành xác định phát triển thành các danh mục sản phẩm (hoạt động phát triển sản phẩm mới) và các chiến lược thị trường mục tiêu khác.


Nên nhớ: Thị trường hiện tại chứ không phải khách hàng mà doanh nghiệp đang phục vụ. Thị trường mục tiêu hiện tại của doanh nghiệp vẫn hướng đến các khách hàng có những đặc tính đó, nhưng (có thể) hiện Doanh nghiệp mới chỉ có được một phần nhỏ của thị trường, và nhiều khách hàng vẫn đang sử dụng sản phẩm/dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Thậm chí họ còn chưa từng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Tức là nó sẽ bao gồm nhóm các khách hàng hiện có (đã từng mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, tức là khách hàng thực sự), và nhóm KHMT tiềm năng đã được xác định:
Sản phẩm hiện tại – Thị trường hiện tại
Chiến lược thâm nhập thị trường – Sử dụng các công cụ Marketing Online và sử dụng Internet (quảng cáo, tiếp cận với người dùng và khách hàng tiềm năng, gia tăng giá trị cho khách hàng, hoạt động bán hàng, CRM…) nhằm mục đích:
- Cạnh tranh hiệu quả hơn – Tăng thị phần hiện tại
- Gia tăng lòng trung thành của nhóm khách hàng hiện tại – sau đó “di chuyển” nhóm khách hàng hiện tại lên mạng và gia tăng các giá trị mà sản phẩm/dịch vụ mà thương hiệu hướng tới.
- Tăng khả năng sinh lời của khách hàng – Gia tăng giá trị khách hàng bằng cách giảm chi phí phục vụ và gia tăng tần suất sử dụng hoặc gia tăng sức mua hoặc khối lượng sử dụng.
Thị trường mới – Sản phẩm hiện tại
Chiến lược phát triền thị trường bằng cách sử dụng Internet để theo đuổi các thị trường mục tiêu mới:
- Các thị trường mục tiêu, cụ thể về mặt địa lý
- Các phân đoạn khách hàng mới cho doanh nghiệp
Thị trường hiện tại – Sản phẩm mới
Chiến lược phát triển thị sản phẩm bằng cách sử dụng Internet để:
- Gia tăng giá trị cho các sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp à Sản phẩm cải tiến là sản phẩm mới
- Phát triển các sản phẩm số hóa (sử dụng mới, mô hình giao hàng mới)
- Thay đổi mô hình thanh toán (theo lần sử dụng, chia nhỏ, mua dài hạn, gói hàng)
- Mở rộng phạm vi sản phẩm (đặc biệt đối với nhà bán lẻ điện tử): phát triển chủng loại hay kéo dài thêm chức năng công dụng..
Thị trường mới – Sản phẩm mới
Tương tự như việc phát triển sản phẩm mới, đó chính là đa dạng hóa sản phẩm, nhưng là đưa sản phẩm đó tới các thị trường mục tiêu mới bằng cách sử dụng Internet hỗ trợ cho:
- Đa dạng hóa sản phẩm trong các lĩnh vực liên quan
- Đa dạng hóa trong ngành nhưng không liên quan
- Hội nhập ngược chiều, đối với các nhà cung cấp
- Hội nhập xuôi chiều, đối với các nhà trung gian
Như vậy, để xác định được vai trò của Marketing Online trong bức tranh tổng thể của chiến lược Marketing thì điều đầu tiên cần làm chính là xác định đối tượng mục tiêu mà phương pháp Marketing Online đang hướng tới. Có phải mục đích để hướng tới một đoạn thị trường mục tiêu mới hay không, hay là phối hợp cùng với các công cụ Marketing Online khác nhằm mục đích thâm nhập vào thị trường hiện tại.
Đối với trường hợp hướng tới thị trường mục tiêu hoàn toàn mới, thì phương pháp Marketing Online có thể hoạt động khá độc lập với Marketing hiện tại, thậm chí có riêng sản phẩm mới, thương hiệu mới, định vị mới… nếu doanh nghiệp quyết định sử dụng chiến lược Marketing phân biệt để khai thác thị trường.
Còn đối với trường hợp hướng tới thị trường mục tiêu hiện tại, giống với cách làm truyền thông online, thì Marketing Online sẽ trở thành bộ phận phối hợp nhất quán cùng với các hoạt động Marketing khác mà doanh nghiệp đang sử dụng, nhằm đạt được mục tiêu chung.
Ngoài ra, đây cũng là giai đoạn mà bạn cần hình dung là sẽ phân bổ các nguồn lực của doanh nghiệp như thế nào:
Nếu IM khai thác một thị trường mục tiêu hoàn toàn mới:
- Sử dụng các công cụ như dành cho thị trường hiện tại, chỉ khác về cách hoạt động và triển khai (Marketing không phân biệt)
- Đưa ra thêm một bộ công cụ hoàn toàn mới, theo một cách thức mới (Marketing phân biệt)
Nếu IM khai thác thị trường mục tiêu của hiện tại:
- Moving Online – dịch chuyển các công cụ Marketing từ môi trường thường lên hoạt động tại môi trường Internet, với các mức độ dịch chuyển khác nhau, từ hoạt động truyền thông tương tác đến việc di chuyển tất cả các yếu khác như hoạt động bán hàng…
- Sản phẩm online, bổ sung chức năng của sản phẩm – Phát triển sản phẩm mới với các công cụ mix mới, nhằm mục đích phục vụ nhóm khách hàng đó
Bước 3: Xây dựng quy trình các bước marketing online
Xem xét hoàn cảnh và bối cảnh marketing online cần làm những gì?
- Xác định mục tiêu và các chiến lược kinh doanh của tổ chức
- Phân tích hoàn cảnh, vị trí, các nguồn lực và khả năng thực hiện Marketing của Doanh nghiệp
- Phân tích yếu tố môi trường tác động tới doanh nghiệp: vĩ mô, vi mô, ngành, đối thủ cạnh tranh…
- Phân tích thị trường “chứa” khách hàng mục tiêu
Lựa chọn chiến lược marketing online hiệu quả
- Xác định các phân đoạn thị trường và đánh giá chúng. Từ đó lựa chọn thị trường mục tiêu và xác định cách chiếm lĩnh, hướng khai thác thị trường mục tiêu đó
- Tìm hiểu, phân tích nhu cầu và hành vi của thị trường mục tiêu một cách kỹ lưỡng. Đưa ra các quyết định tác động được tới thị trường mục tiêu như: Cách định vị thương hiệu, cách quản trị quan hệ khách hàng, các quyết định Marketing-mix
- Duy trì, củng cố, bảo vệ và phát triển thương hiệu
Kế hoạch triển khai công việc của Marketing Online
- Từ các yếu tố đã phân tích trước đó, hãy lựa chọn loại hình triển khai phù hợp
- Phân bố nguồn lực: ngân sự, tài chính & thời gian thực hiện…
- Tổ chức giám sát và đảm quả quá trình thực hiện đúng với mục tiêu đề ra
- Cuối cùng, đo lường và điều chỉnh các hoạt động
Một số lưu ý khi triển khai quảng cáo Marketing Online
Nắm trọn kiến thức về quảng cáo Marketing Online giúp bạn có cách sử dụng công cụ này hiệu quả hơn. Biết cách thực hiện các chiến dịch tiếp thị trên Internet mà không gặp phải các lỗi thương thường, đảm bảo hiệu quả. Dưới đây là một số lưu ý khi triển khai quảng cáo Marketing Online mà doanh nghiệp hay gặp phải:
Sử dụng phương thức phù hợp với lĩnh vực kinh doanh
Như đã trình bày phía trên, không phải phương thức tiếp thị nào cũng thực sự phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Cần phải xem xét các yếu tố của doanh nghiệp, lĩnh vực, thời điểm, loại hình kinh doanh,… từ đó lựa chọn những kênh tiếp thị hiệu quả.


Mỗi thời điểm sẽ có cách tiếp cận khác nhau, vì vậy quảng cáo marketing online cũng cần liên tục cập nhật, thay đổi cho phù hợp với doanh nghiệp. Ví dụ trong khoảng thời gian này, Facebook Marketing đang thịnh hành, doanh nghiệp cần nắm bắt để linh hoạt sử dụng phương thức phù hợp.
Lựa chọn ngách phù hợp
Các doanh nghiệp cần nghiêm túc trong việc nghiên cứu để lựa chọn ngách phù hợp, tránh cạnh tranh, đụng độ với các “ông lớn” trên nền tảng trực tuyến. Ví dụ: với chiến lược SEO từ khóa, bạn sẽ khó có cơ hội rank top khi các ông lớn đang làm nó rất tốt và hoàn hảo từ những từ khóa phổ thông nhất,…
Các website trên nền tảng sàn thương mại điện tử có ngân sách lớn, có mức độ đánh giá cao thường sẽ nằm top cao khi tìm kiếm. Chính vì vậy, doanh nghiệp của bạn cần xác định ngách thị trường, ngách từ khóa và xây dựng nội dung để có khả năng tiếp cận khách hàng. Việc đối đầu với các ông lớn chắc chắn sẽ không đem lại hiệu quả, vì sự chênh lệch rất lớn. Thay vì vậy hãy lựa chọn lối đi riêng!
Xây dựng kế hoạch phù hợp cho từng chiến dịch
Mỗi chiến dịch sẽ có cách tiếp cận, mục tiêu và ngân sách khác nhau. Ví dụ: Một chiến dịch kéo dài 3 tháng với mục tiêu tương lượt tương tác, tăng lượng truy cập của khách hàng tới với website.
Bước đi có tính toán sẽ tạo ra sự khác biệt, bạn cần thiết lập kế hoạch dù chiến dịch lớn hay nhỏ, ngân sách nhiều hay ít, xác định mục tiêu mà bạn muốn đạt được, nguồn lực, thời gian,… từ các yếu tố cơ bản đó bạn có thể tạo ra kế hoạch quảng cáo marketing online.
Đo lường kết quả
Xác định, phân tích kết quả cụ thể và so sánh với mục tiêu đã thiết lập trong kế hoạch. Các thông tin phải được định lượng bằng con số chính xác để đo lường và đánh giá được kết quả tại mỗi thời điểm. Ví dụ trong một tuần phải nhận được 10000 lượt tiếp cận bài viết, trong 1 tháng có 150% lượt like mới, 100 lượt đặt hàng qua hotline,…
Công cụ triển khai Marketing trên internet là gì?
Có vô số công cụ hỗ trợ bạn trong việc triển khai Marketing trên Internet, tùy thuộc vào kênh marketing mà bạn lựa chọn. Các công cụ Marketing Online này sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều tùy chọn khác nhau.
Ví dụ: Bạn đang tìm một đơn vị cung cấp dịch vụ marketing qua email để thực hiện hình thức này hiệu quả nhất. Tuy nhiên, tất cả chúng đều có tính năng, mức giá, tùy chọn không giống nhau, vậy bạn sẽ chọn cái nào?
Bạn có thể tham khảo lời khuyên từ những người đi trước để tìm ra phương án hiệu quả nhất, Dưới đây là bộ công cụ phổ biến Marketing trên Internet mà các marketer nên tham khảo và sử dụng: HubSpot, Ahrefs, Crazy Egg, Gtmetrix, Facebook Insights, Google Keywords Planner,…
Câu hỏi thường gặp
Quảng cáo pia là gì?
Quảng cáo PR (Public Relations) hay còn gọi là quảng cáo “Pi-a” là việc đưa thông tin về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu, con người tiếp cận một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới cộng đồng.
Tôi muốn biết về khái niệm truyền thông online là gì
Hoạt động truyền thông online được định nghĩa là sự lan truyền thông tin và tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng bằng việc sử dụng các công cụ truyền thông kỹ thuật số. – Theo Taranpreet Kaur và nuSambyal (2017)
Thế nào là marketing online?
Marketing Online (hay Online Marketing/Internet Marketing) là những hoạt động tận dụng môi trường Internet để phát đi những thông điệp về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của một cá nhân hoặc một tổ chức đến độc giả, khách hàng tiềm năng mà họ nhắm tới.
Các hình thức marketing online phổ biến nhât hiện nay là gì?
Có 8 hình thức marketing online phổ biến bao gồm:
- Tối ưu công cụ tìm kiếm;
- Tiếp thị truyền thông xã hội;
- Content Marketing;
- Influencer Marketing;
- Affiliate Marketing;
- Paid Marketing;
- Email Marketing;
- Viral Marketing.
Tôi nên tự học Marketing Online hay tới trung tâm?
Hiện nay, dưới sự phát triển không ngừng của công nghệ kỹ thuật số, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm những tài liệu hoặc giáo trình liên quan tới Marketing nói chung, và Marketing Online nói riêng thông qua báo chi, Internet…
Tuy nhiên, nếu bạn chưa có kiến thức căn bản về Marketing nói chung thì việc học Marketing Online sẽ là vấn đề khó khăn. Hiện nay, các khóa học Marketing Online tại các trung tâm đào tạo đều được cải tiến theo chương trình học Marketing của quốc tế, nhằm đảm bảo lượng kiến thức cùng môi trường học tập song hành với thực tiễn, đem lại hiệu quả tối ưu cho các học viên.
Online marketing, làm marketing online là làm gì?
Marketing online là hình thức mà doanh nghiếp sử dụng nhằm quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình trên Internet. Chính vì vậy, Marketing Online cũng có thể gọi là Digital Marketing.
Nhân viên Marketing Online sẽ có nhiệm vụ xây dựng, quản lý và thực hiện các kế hoạch quảng bá trên các kênh Marketing khác nhau của doanh nghiệp, nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Tùy thuộc vào từng yêu cầu của doanh nghiệp, sẽ có những cách phân công công việc đối với nhân viên Marketing Online là làm gì khác nhau. Cơ bản gồm:
- Lên ý tưởng, xây dựng và giám sát các chiến dịch Marketing trên các kênh Online
- Làm việc với các đối tác, phòng ban khác trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo chiến dịch được thực hiện hiệu quả
- Triển khai các chiến dịch Marketing bằng nhiều hình thức như: tối ưu website, tối ưu SEO, viết bài, đăng bài lên các nền tảng mạng xã hội, đăng bài lên website, chạy quảng cáo…
- Tối ưu nội dung Marketing nhằm tăng lượt chuyển đổi hoặc tăng nguồn traffic, nhằm tăng doanh thu cho doanh nghiệp
- Theo dõi hiệu suất của các chiến dịch Pay per click – PPC
- Liên tục cập thông tin hoặc nội dung mới nhất của các chiến dịch đang thực hiện để kịp thời điều chỉnh trong trường hợp cần thiết
- Quản lý các chiến dịch Marketing đang triển khai thông qua các phương tiên như: CRM, Google Business, email…
- Theo dõi ROI – tỷ suất lợi nhuận
- Tổng hợp dữ liệu, làm thành báo cáo về năng suất, hiệu quả, ưu nhược điểm của từng chiến dịch, rút kinh nghiệm từ các chiến dịch đã triển khai
- Phân tích các chỉ số, số liệu đã triển khai để rút kinh nghiệm trong các chiến dịch mới trong tương lai
Kết luận
Vừa rồi là bài viết tổng quan về Marketing Online là gì? Nó giúp bạn có cái nhìn tổng thể và mọi khía cạnh về Marketing Online. Tuy nhiên, không ít người sẽ cảm thấy choáng ngợp vì lượng kiến thức cần phải tiếp nhận.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu chính xác về khái niệm Marketing Online và 8 hình thức Marketing Online hiệu quả đối với doanh nghiệp của bạn. Đừng ngần ngại đặt bất cứ câu hỏi nào mà bạn thắc mắc bên dưới phần bình luận. Tuy không phải là chuyên gia dạy Online Marketing nhưng với kiến thức mà mình có được, tôi sẽ giúp bạn trả lời nó. Chúc bạn thành công!
Địa chỉ: ngõ 250/20, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội 100000
https://www.facebook.com/Digiatz
SĐT: (+84) 86 280 9692
Email: digiatoz6@gmail.com