Chắc hẳn các bạn đã biết về hoạt động Marketing, Quảng cáo, PR, … là một hoạt động nhằm quảng bá một sản phẩm nào đó đến gần hơn với người tiêu dùng. Marketing xuất khẩu cũng như vậy. Chúng ta đã quá quen với hoạt động Marketing trong nước, vậy nếu mua hàng hóa từ khu vực quốc tế cho hoạt động xuất khẩu thì sẽ như thế nào?
Bài viết này DigiAtoZ sẽ giúp bạn tìm hiểu khái quát về Marketing xuất khẩu là gì? Ví dụ về Marketing xuất khẩu và quy trình cơ bản cho hoạt động Marketing xuất khẩu
Marketing xuất khẩu là gì – Export Marketing
[quote]Marketing xuất khẩu là các hoạt động Marketing nhằm giúp các doanh nghiệp đưa hàng hóa xuất khẩu ra thị trường quốc tế.[/quote]
Khác với hoạt động Marketing nội địa, các Marketer trong hoạt động Marketing xuất khẩu phải nghiên cứu nền kinh tế mới, bao gồm cả tình hình chính trị – pháp luật, môi trường văn hoá xã hội… nhằm thoả mãn các điều kiện để tiến hành đưa hàng hoá thâm nhập thị trường nước ngoài.


Hoạt động Marketing đối với các shop kinh doanh tại khu vực quốc tế được đánh giá gần giống đối với hoạt động Marketing nội địa. Cái khó của các kênh tiếp thị này là phải thay đổi ngôn ngữ, văn hoá của từng nhóm kháhc hàng theo quốc gia mà mình đang hoạt động. Ví dụ như: Khách hàng Hàn Quốc thì chỉ sử dụng công cụ Naver để tìm kiếm thay vì Google như Việt Nam, khách hàng Nga thì lại chỉ sử dụng Yandex, khách hàng Nhật thì ưa thích Sketch…
Xem thêm bài viết: Digital Marketing là gì?
So sánh Marketing xuất khẩu và Marketing nội địa
Marketing xuất khẩu có những khác biệt so với Marketing nội địa – Marketing quốc gia qua 6 đặc trưng dưới đây:
- Về chủ thể: Các bên tham gia vào thị trường xuất nhập khẩu hay hoạt động kinh doanh tại khu vực quốc tế thường là các chủ thể có quốc tịch khác nhau ở những nước khác nhau. Đây được xem là đặc trưng nổi bật nhất của Marketing quốc tế mà chúng ta có thể dễ dàng nhận biết.
- Về khách thể: Đây là đối tượng mà chủ thể nhắm vào, có thể là dịch vụ hoặc hàng hóa trong Marketing xuất khẩu. Đặc trưng nổi bật nhất ở đây chính là sự di chuyển của dịch vụ và hàng hoá qua biên giới quốc gia.
- Về tiền tệ: Thường là loại ngoại tệ được sử dụng với một hoặc hai bên chủ thể trong Marketing xuất khẩu. Ví dụ như một nhà nhập khẩu gạo Việt Nam xuất cho một đơn vị phân phối gạo tại Nhật Bản, nếu thoả thuận cùng sử dụng đồng Yên làm tiền tệ thanh toán thì đồng Yên chỉ là ngoại tệ đối với nhà xuất khẩu gạo Việt Nam mà thôi; nhưng nếu thoả thuận sử dụng đô la Mỹ trong hoạt động thanh toán thì USD chính là ngoại tệ đối với cả hai bên.
- Về hành trình phân phối sản phẩm: hành trình phân phố thường kéo dài về cả thời gian và không gian, dẫn đến chi phí chuyên chở quốc tế và các nguy cơ rủi ro cũng sẽ tăng cao.
- Về kế hoạch hoá chiến lược: Đây cũng là một điểm không giống nhau bởi vì đối với thị trường nước ngoài vì nhu cầu và lượng cầu của các nước rất khác nhau. Đây chính là một trong những lý do dẫn tới việc Marketing xuất khẩu phức tạp hơn so với Marketing nội địa.
- Về vòng đời sản phẩm (IPLC): vòng đời sản phẩm quốc tế thường kéo dài hơn so với vòng đời sản phẩm tại quốc gia (NPLC). IPLC sẽ được nghiên cứu chi tiết ở những bài viết sau. Các bạn nhớ chú ý đón xem.
6 bước tiến hành Marketing xuất khẩu
Dưới đây là 6 bước tiến hành Marketing xuất khẩu cơ bản nhất được DigiAtoZ tổng hợp, bao gồm:
Phân tích điểm mạnh – điểm yếu của doanh nghiệp
Mục đích của hoạt động này chính là để đánh giá xem liệu doanh nghiệp của bạn có đủ điều kiện để xuất khẩu hay không? Trước khi đi tới quyết định xuất khẩu, tránh gây lãng phí công sức. Điều quan trọng nhất của bảng phân tích này chính là phải chú ý tới kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân, các lĩnh vực được nhà nước khuyến khích và các ưu đãi mà chính phủ hỗ trợ… Phải làm rõ được mục tiêu lớn nhất của xuất khẩu chính là hướng về thị trường mục tiêu quốc tế, chúng ta cần phải cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp với khả năng tài chính, kỹ thuật và nhân sự phù hợp.
Phân tích sản phẩm
Mục đích của hoạt động phân tích sản phẩm gần giống với phân tích điểm mạnh – điểm yếu của doanh nghiệp. Mục đích của hoạt động này chính là đánh giá sản phẩm có lượng tiêu thụ như thế nào tại thị trường mục tiêu mà Doanh nghiệp có khả năng sản xuất.
Đánh giá thị trường xuất khẩu tiềm năng
Nên nhớ doanh nghiệp không thể tham gia mọi thị trường được. Chính vì vậy việc đánh giá thị trường xuất khẩu tiềm năng là rất quan trọng. Một thị trường xuất khẩu tiềm năng là một thị trường đáp ứng đủ ba tiêu chí: Đo lường được, quy mô đủ lớn và doanh nghiệp có thể đáp ứng được.
- Muốn lựa chọn được thị trường xuất khẩu tiềm năng, các Doanh nghiệp cần phải có đủ khả năng đo lường được qui mô và đặc tính của nó để lên các phương án kinh doanh phù hợp và để xem liệu doanh nghiệp có đủ sức cung ứng hay không.
- Thị trường xuất khẩu mà doanh nghiệp nhắm tới có đủ lớn để đạt được doanh số cũng như tăng tưởng đủ để tạo lợi nhuận dài hạn cho doanh nghiệp hay không? Thông thường thì qui mô lớn sẽ có tốc độ tăng trưởng cao.
- Cuối cùng Doanh nghiệp có thể Marketing được cho thị trường xuất khẩu tiềm năng hay không? Khả năng tiếp cận và đáp ứng nhu cầu đối với khách hàng quốc tế như thế nào?
Xếp hạng thứ tự ưu tiên tại thị trường tiềm năng
Sau khi doanh nghiệp đã đánh giá được thị trường tiềm năng, công việc tiếp theo mà doanh nghiệp cần làm chính là “dán nhãn” các thị trường này để tìm ra thứ tự ưu tiên. Công việc này thường sẽ dựa trên nguồn lực cung ứng của sản phẩm và hoạt động Marketing tại thị trường mục tiêu.
Phân tích và đưa ra quyết định lựa chọn thị trường xuất khẩu
Sau khi đã có bảng xếp hạng thứ tự ưu tiên tại thị trường xuât khẩu, doanh nghiệp cần nhanh chóng phân tích và đánh giá các thị trường này một lần nữa trước khi tiến đến quyết định lựa chọn.
Xây dựng kế hoạch Marketing xuất khẩu
Cuối cùng là xây dựng kế hoạch Marketing xuất khẩu. Gần giống với Marketing nội địa chỉ khác các đặc tính Marketing cần tối ưu hơn và mở rộng hơn trên thị trường quốc tế. Dưới đây, tôi cũng sẽ nói về một số cách xây dựng chiến lược Marketing xuất khẩu
Cách xây dựng chiến lược Marketing xuất khẩu
Để xây dựng được một chiến lược Marketing xuất khẩu thành công, các Marketer cần chú ý tới 4 yếu tố dưới đây:
Xác định địa điểm xuất khẩu mà doanh nghiệp của bạn hướng tới
Việc xác định địa điểm, đất nước mà doanh nghiệp muốn xuất khẩu, chắc chắn là yếu tố quan trong nhất của một chiến lược Marketing xuất khẩu. Tuy vậy, yếu tố này lại vô cùng dễ thực hiện. Điều đầu tiên doanh nghiệp cần thực hiện chính là quan sát khu vực Châu Lục cần xuất khẩu. Từ đó tìm ra điểm khác biệt về văn hoá, hành vi mua hàng, thói quen tiêu dùng… Thông thường tại mỗi Châu Lục, các quốc gia sẽ có một số điểm chung tương đồng.
Sau khi đã tìm hiểu sơ bộ về Châu Lục mà bạn muốn xuất khẩu, hãy thu hẹp phạm vi tối đa cho đất nước hoặc địa điểm mà sản phẩm của bạn hướng tới và tiến hành nghiên cứu. Công việc thu hẹp dần địa điểm xuất khẩu sẽ giúp Marketer có cái nhìn sâu sắc hơn về khu vực mà doanh nghiệp đang hướng tới.
Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, thiên nhiên tại khu vực xuất khẩu
Vấn đề nghiên cứu điều kiện tự nhiên, yếu tố thiên nhiên tại khu vực xuất khẩu sẽ cho bạn biết, liệu sản phẩm của bạn có thực sự hoạt động tốt tại khu vực xuất khẩu hay không. Các thông tin bao gồm: thông tin thứ cấp, thông tin sơ cấp về điều kiện thời tiết, khí hậu, môi trường, đất đai hoặc giao thông… cùng các yếu tố ảnh hưởng tới sản phẩm và dịch vụ của bạn khi xuất khẩu tại đây.
Ví dụ: Một quốc gia có nhiều khu vực địa lý khó di chuyển như đồi, núi sẽ khiến cho quá trình vận chuyển hàng hoá gặp nhiều khó khăn hơn các khu vực địa hình bằng phẳng. Các doanh nghiệp xuất khẩu hoa quả tươi, thực phẩm tươi sẽ khó hoạt động tại đây vì rất có thể hạn sử dụng của sản phẩm sẽ không thể chờ để tới tay người tiêu dùng được.
Điều kiện kinh tế xã hội tại khu vực xuất khẩu
Một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng chiến lược Marketing xuất khẩu, chính là nghiên cứu điều kiện kinh tế xã hội tại khu vực xuât khẩu. Sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp phân phối cần phù hợp với nhân khẩu học, điều kiện kinh tế của khu vực xuất khẩu mới có thể phát triển thành công được.
Ví dụ: Một sản phẩm thời trang cao cấp sẽ không có giá thành quá cao so với một đất nước có nền kinh tế lạc hậu. Chính vì điều này, doanh nghiệp cần có giải pháp thay đổi chất liệu, giá thành của sản phẩm để phù hợp với các tiêu chuẩn kinh tế thị trường tại khu vực này.
Một điều khá quan trọng mà các Marketer thường bỏ qua đấy chính là lựa chọn phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp nhắm tới. Đối tượng khách hàng phải thoả mãn các điều kiện mà doanh nghiệp đưa ra như: đối tượng có thu nhập thấp, cao hoặc trung bình sẽ có các kỳ vọng khác nhau về giá cả và chất lượng sản phẩm.
Yếu tố môi trường cạnh tranh
Tại các quốc gia khác nhau, môi trường cạnh tranh đa số đều không có sự bình đẳng, chính vì vậy việc thâm nhập thị trường thành công trở nên rất khó khăn. Chính vì vậy, ưu tiên số một của doanh nghiệp đó chính là lựa chọn đất nước có môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn hoặc chính phủ thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cũng sẽ là một lợi thế dành cho doanh nghiệp của bạn.
Những quốc gia này thường là những quốc gia đã có nền kinh tế thương mại lâu đời, có lịch sử hàng trăm năm, chính vì vậy mà mọi hàng hoá đều có thể xuất hiện tại đây. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần phải nghiên cứu thật kỹ và đánh giá mức độ cạnh tranh, để biết được liệu sản phẩm của bạn có thể phát triển và tạo ra lợi nhuận tại đây không.\
Ví dụ về Marketing xuất khẩu
Một số ví dụ về Marketing xuất khẩu có thể áp dụng đối với các cơ sở sản xuất hoặc các doanh nghiệp có qui mô nhỏ chưa đủ điều kiện xuất khẩu hoặc chưa quen biết thị trường như sau:
- Tập đoàn Kraft của Mỹ đã cho sản xuất bánh Oreon tại Thái Lan sau đó cho xuất khẩu sang thị trường Việt Nam dưới sự phân phối độc quyền loại bánh này tại thị trường Việt Nam bởi UGroup.
- The Fruit Republic lựa chọn mô hình phân phối thông qua doanh nghiệp nhập khẩu tại Hà Lan, sau đó mới tổ chức phân phối đến các kênh bán lẻ.
Những lưu ý đối với hoạt động Marketing xuất nhập khẩu
Trước khi quyết định xuất nhập khẩu, doanh nghiệp cần thận trọng trong quá trình lựa chọn sản phẩm và lựa chọn thị trường mục tiêu có thể phát triển. Thị trường mục tiêu cần phải dựa trên cơ sơ nghiên cứu Desk Research. Khi đã quyết định được thị trường xuất khẩu mục tiêu cần phải tổ chức nghiên cứu thực tế – Field Research.
Trong giai đoạn đầu xuất khẩu tại thị trường nước ngoài, doanh nghiệp nên thiết lập mục tiêu là thâm nhập thị trường thay vì thiết lập mục tiêu kinh doanh. Sau đó đánh giá các hoạt động đã và đang triển khai dưới dạng phác thảo chiến lược Marketing, để từ đó xây dựng kế hoạch Marketing phù hợp.
Để đạt được hiệu quả tại thị trường nước ngoài, đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng một cơ sở dài hạn, chi phí vừa đủ cho các hoạt động Marketing xuất khẩu. Nhà xuất khẩu cần đảm bảo đòi hỏi của người mua trước khi thực hiện các đơn đặt hàng, đồng thời phải đảm bảo được thời gian giao hàng đúng hạn, hàng hoá đúng chất lượng với giá cả phù hợp nhất.


Nghiên cứu chi tiết về khách hàng tại khu vực xuất khẩu cũng là một lựa chọn hợp lý trước khi đưa ra quyết định sản xuất và bán hàng. Một số sản phẩm sẽ sớm bị lỗi thời tại thị trường quốc tế, chính vì vậy doanh nghiệp cần phải ý thức được thực trạng này và phát triển sản phẩm theo kịp xu thế chung của thế giới.
Cuối cùng, nên nhớ rằng đa phần thị trường thế giới là thị trường có phân khúc cao (trừ một số sản phẩm đặc thù) nên nhà xuất khẩu buộc phải nghiên cứu thật kỹ thị trường trước khi có ý định xuất khẩu.
Kết luận
Trên đây là bài viết chi tiết về Marketing xuất khẩu. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn khi thực hiện việc mua bán hàng hoá tại quốc tế! Bạn cần tìm hiểu sâu hơn về Marketing có thể truy cập địa chỉ: DigiAtoZ.com