Để có được một chiến dịch Marketing hiệu quả, bạn cần phải xây dựng một kế hoạch giải pháp Marketing Online tổng thể. Bạn cần lập kế hoạch Marketing tổng thể về kế hoạch chiến lược mà bạn sẽ triển khai. Điều này giúp bạn có một cái nhìn tổng quan hơn về định hướng, mục tiêu và phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời cũng bạn có thể dễ dàng xác định được thời điểm để triển khai từng nhiệm vụ cụ thể.
Kế hoạch Marketing tổng thể là gì?
Trước khi bắt đầu tìm hiểu về khái niệm Kế hoạch (Plan) Marketing tổng thể thì hãy cùng tôi tìm hiểu về khái niệm Marketing là gì?
[quote]Marketing là một quá trình kinh doanh tạo mối quan hệ và làm hài lòng khách hàng. Tập trung vào khách hàng, một trong những thành phần hàng đầu của quản lý doanh nghiệp – Theo Wikipedia[/quote]
Đây cũng là một hoạt động vô cùng thiết yếu trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cũng là một yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp nào cũng cần đặc biệt quan tâm đến, nếu muốn phát triển tối đa và tồn tại lâu dài trên thị trường.


Kế hoạch Marketing tổng thể (Plan Marketing tổng thể) là một kế hoạch tỉ mỉ, chi tiết. Trong đó bao gồm tất cả các hoạt động và giai pháp Marketing tổng thể được thiết kế, hoạch định rõ ràng. Giúp doanh nghiệp có thể hoàn thành được những mục tiêu mà doanh nghiệp đã thiết lập trong một khung thời gian đã định từ trước (tuần/tháng/quý/năm).
Chiến lược Marketing tổng thể có thể được xem là một phần của kế hoạch kinh doanh tổng thể mà doanh nghiệp xây dựng trước đó. Một Kế hoạch Marketing tổng thể cũng cung cấp cách để bạn đo lường các kết quả hoạt động mà bạn thực hiện. Nếu không đưa ra được giải pháp marketing tổng thể cụ thể thì bạn sẽ không thực sự biết được liệu chiến dịch của mình có thật sự thành công và mang lại hiệu quả hay không.
Tạo sao bạn nên thiết lập tổng quan kế hoạch Marketing?
Kế hoạch Marketing tổng thể có thể giúp bạn nắm rõ được mục tiêu và định hướng xuyên suốt của doanh nghiệp của mình trong tương lai. Giúp củng cố chiến lược marketing và chiến lược kinh doanh của bạn trở nên hoàn hảo hơn. Một số lợi ích khi thiết lập tổng quan kế hoạch Marketing:
- Xác định được chính xác những thị trường tiềm năng mục tiêu mà doanh nghiệp nên hướng tới. Và hiểu được cách sản phẩm, dịch vụ của bạn có đáp ứng được mong muốn và nhu cầu của khách hàng hay không.
- Xác định được rõ ưu nhược điểm của đối thủ cạnh tranh và những suy nghĩ của khách hàng mục tiêu.
- Định vị được sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của chính bạn. Để thị trường thấy được mục tiêu doanh nghiệp của bạn tốt hơn hoặc đặc biệt hơn so với đối thủ cạnh tranh.
- Đặt ra các mục tiêu, khung thời gian cụ thể để bạn có thể dễ dàng đo lường được các chiến dịch, các hoạt động tiếp thị của mình.
- Là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng một chiến lược Marketing tổng thể đạt hiệu quả cao nhất. Giúp tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu, bao gồm kênh truyền thông, thông điệp và các công cụ mà bạn sử dụng đến.
- Giúp từng cá nhân trong doanh nghiệp hành động và nỗ lực theo cùng một hướng đã đề ra.
Hướng dẫn xây dựng một kế hoạch Marketing tổng thể chi tiết và hiệu quả
Suy cho cùng thì mục tiêu đạt được của kế hoạch (Plan) Marketing tổng thể là: tại mỗi chiến dịch sẽ có những mục tiêu cụ thể, rõ ràng. Để đưa ra các chiến lược và giải pháp mà Marketing tổng thể chính là “kim chỉ nam” giúp doanh nghiệp phát triển đúng hướng đã đề ra, với lộ trình chi tiết và hiệu quả. Bạn cần hoạch định ra những mục tiêu mà doanh nghiệp cần đạt được trong tương lai.
Thiết lập, kiểm soát và tính toán ngân sách Marketing
Để sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu đi được đường dài, chắc chắn bạn sẽ cần đến các hoạt động Marketing. Thế nhưng hoạt động làm sao vẫn đạt được hiệu quả mà không cần ngân sách marketing quá lớn là điều không hề đơn giản. Việc bạn cần làm là tối ưu hóa ngân sách marketing ở mỗi chiến dịch tiếp thị và quảng cáo.


Đối với mỗi chiến dịch quảng cáo ở từng thời điểm khác nhau, các giải pháp marketing tổng thể sẽ mang lại một ý nghĩa riêng. Bạn đã thiết lập, đầu tư, tính toán xem liệu cần phải bỏ bao nhiêu tiền cho hoạt động quảng cáo, và sau mỗi chiến dịch như vậy ngân sách của bạn sẽ còn lại bao nhiêu. Điều này chính là bước đầu tiên bạn cần tính tới nếu muốn các chiến dịch Marketing của mình thành công.
Đánh giá, nghiên cứu và phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh
Trước khi xây dựng một kế hoạch Marketing tổng thể, bạn cần phân tích rõ chính mình. Để xem bạn đang ở đâu trong thị trường mà bạn đang hoạt động. Hơn thế, bạn cần biết rõ đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp gồm những ai? Tình trạng hiện tại của họ ra sao, họ đang chiếm lĩnh thị trường với những sản phẩm, dịch vụ như thế nào?
Thông thường đối với những doanh nghiệp “kém hiệu quả”, họ thường bỏ qua bước nghiên cứu và đánh giá thị trường, đối thủ cạnh tranh. Họ thường bắt tay luôn vào hình thức quảng cáo rầm rộ đến người dùng.
Việc đánh giá, nghiên cứu và phân tích kỹ trước trước khi lập kế hoạch marketing tổng thể giúp cho doanh nghiệp hiểu đúng về thị trường, sản phẩm và về chính doanh nghiệp. Nắm rõ được cơ hội và thách thức để từ đó xác định được hướng đi đúng đắn trong tương lai. Tạo ra một kế hoạch với mức độ thành công cao nhất.
Liệt kê danh sách đối thủ cùng lĩnh vực kinh doanh
Bạn cần trả lời 3 câu hỏi như sau:
- Đối thủ trực tiếp của bạn và doanh nghiệp hiện tại là ai?
- Đối thủ của bạn đã sử dụng các chiến dịch Marketing và mức độ hiệu quả của chúng ra sao?
- Phân tích chi tiết kết quả của từng chiến dịch mà đối thủ cạnh tranh của bạn đã triển khai?
Sau khi rà soát và đánh giá toàn bộ các hoạt động của đối thủ cạnh tranh trực tiếp đã làm gì trên thị trường, ta cần tiếp tục đến với việc:
- Xác định vị trí của bạn hiện tại so với đối thủ cạnh tranh?
- Xác định chiến lược và hướng đi để có thể vượt mặt đối thủ trong tương lai?
- Tìm hiểu nguyên nhân, điểm yếu/ sai lầm của đối thủ để né tránh hoặc khai thác?
- Tìm ra hướng đi đặc trưng mà bạn nên hành động để chiếm lĩnh thị trường theo cảm xúc của người tiêu dùng.
Khi bạn tìm hiểu càng chi tiết về đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình thì kế hoạch (Plan) Marketing tổng thể càng ít rủi ro. Chính vì vậy bạn cần liệt kê càng chi tiết về đối thủ cạnh tranh càng tốt.
Lập kế hoạch Marketing tổng thể và kế hoạch Marketing Online
Để có thể xác định được mục đích của bản kế hoạch Marketing Online tổng thể, bạn cần xác định được định vị của mình sẽ: Làm cái gì? Làm cho ai? Thỏa mãn cho những nhu cầu gì? Và tại sao người dùng lại cần tới nó?
Một số công cụ giải pháp cho Marketing tổng thể hiệu quả bao gồm:
- SEO – Công cụ Marketing bền vững, tiêu tốn ít ngân sách
- Quảng cáo Google Ads – Công cụ bán hàng mạnh mẽ nhất trong hoạt động quảng cáo Online
- Quảng cáo Google Display Netword (Quảng cáo GDN) – Công cụ giúp quảng cáo banner với hơn 1000 website mà Google liên kết
- Quảng cáo trên nền tảng video Yotube (video đệm, masthead, banner, trueview)
- Quảng cáo Facebook Ads – Công cụ giúp tiếp cận đại chúng
- Quảng cáo Zalo Ads, Cốc cốc – Công cụ giúp tiếp cận thị trường ngách
- Quảng cáo thông qua Influencer – Tiếp thị qua người ảnh hưởng
- Quảng báo forum seeding, banner CPD,…
Qua đó, bạn cần xác định rõ ràng mục tiêu và thể hiện chính xác những tiêu chí đó thông qua bản kế hoạch Marketing của mình gồm: Chi phí hoạt động, nguồn ngân sách phân bổ theo tuần/tháng/theo năm, thời gian để chạy quảng cáo cho từng giai đoạn và cho tổng thế chiến dịch, các kết quả cần đạt được và những rủi ro có thể xảy ra,… Cuối cùng bạn cần đưa ra phương án để khắc phục những rủi ro đó một cách hiệu quả nhất.
Bạn nên lựa chọn phương thức quảng cáo dựa vào chính hình thức, tính năng mà sản phẩm của bạn đem lại cho người udnfg. Để chắn chắn rằng những phương thức quảng cáo này đạt hiệu quả tối ưu nhất, bạn nên test từng loại hình thức với một phần ngân sách thật nhỏ trước. Từ những số liệu thông qua việc test trước, bạn có thể phân tích và đưa ra hình thức quảng cáo phù hợp với sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của bạn.
Triển khai thực tế và theo dõi tiến độ công việc
Giai đoạn kế tiếp, bạn hãy dựa vào bản kế hoạch Marketing đã được phê duyệt và bắt đầu tiến hành phân công công việc một cách cụ thể cho từng đối tượng. Bạn cần chú ý tới tiến độ công việc và đảm bảo nó luôn tuân thủ theo kế hoạch Marketing tổng thế cho từng nội dung.
Hãy phân công công việc thật rõ ràng và đừng quên giám sát chặt chẽ từng nhân sự thực hiện. Mục đích ở giai đoạn này chính là tìm ra định hướng phát triển và xử lý các vấn đề phát sinh một cách hiệu quả nhất, từ đó tạo ra một quy trình cụ thể cho team.
Theo dõi, đo lường kết quả và đánh giá
Khi sử dụng hình thức Marketing Online đồng nghĩa với việc bạn sẽ nhận được lợi ích là giúp bạn thông kê chính xác số liệu đo lường, từ đó có thể đưa ra những nhận xét khách quan về chiến lược Marketing tổng thể của doanh nghiệp. Dựa vào những số liệu được trả về, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh kế hoạch (Plan) Marketing Online tổng thể một cách dễ dàng, cũng như tối ưu hiệu quả chiến dịch một cách tốt nhất.
Ngoài ra, bạn có thể theo dõi doanh số bán hàng, lượng khách hàng mục tiêu, lượng khách hàng tiềm năng truy cập vào các trang web của bạn. Việc theo dõi được hành vi của khách hàng giúp bạn xác định rõ chiến lược Marketing nào mang lại nhiều khách hàng nhất và những chiến lược nào đang không mang lại khách hàng.
Một kế hoạch (Plan) Marketing tổng thể hiệu quả còn giúp bạn đo lường được tiền lãi đầu tư trên mỗi hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
15 Bước xây dựng mẫu Marketing Plan tổng thể cho doanh nghiệp
Phần tiếp theo của bài viết, tôi xin gửi tới bạn các bước cơ bản để xây dựng một kế hoạch Marketing Online cơ bản, đặc biệt phù hợp với xu hướng Digital Marketing. Hy vọng thông qua các bước cơ bản này, bạn sẽ dễ dàng hình dung được sự tổng quát và triển khai đúng hướng hơn. Ở phần cuối của bài viết, tôi sẽ cập nhật chi tiết và có ví dụ minh họa cho việc xây dựng mẫu Marketing Plan tổng thể cho doanh nghiệp.
Bước 1: Đánh giá tổng quan về về thị trường
Ở bước đầu tiên của mẫu Marketing Plan tổng thể, bạn cần tóm tắt về mục tiêu kinh doanh và mục tiêu marketing tổng thể. Ví dụ: Mục tiêu trong năm 2022 của doanh nghiệp là? Nêu bối cảnh, tóm tắt thực trạng và những lý do cần thiết phải thực hiện các chiến dịch Marketing trong ngăm 2022?
Bạn cũng cần điểm qua một vài con số then chốt về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu, mục tiêu kinh doanh và thị trường.
Bước 2: Thiết lập mục tiêu cụ thể
Sau khi đã có cái nhìn tổng quan về thị trường mà bạn đang hoạt động. Bước kế tiếp bạn cần thực hiện chính là thiết lập mục tiêu:
- Liệt kê các mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới
- Đánh số thứ tự mức độ ưu tiên của các mục tiêu đó
- Mục tiêu phải được đo lường bằng các con số cụ thể và có thể thực hiện được
- Thiết lập ngân sách cụ thể
Ví dụ: Mục tiêu của doanh nghiệp là củng cố thương hiệu X trên thị trường. Nâng tổng số sản phẩm của thương hiệu X được bán ra trong năm 2022 từ xxx – xxxx với ngân sách cho hoạt động Marketing là xxx đồng.
Bước 3: Phân tích thực trạng doanh nghiệp
Ở bước 3 bạn cần phân tích thực trạng doanh nghiệp bằng cách:
- Liệt kê các con số thống kê về thị trường mà bạn hướng tới
- Đánh dấu những con số có ý nghĩa với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
- Sử dụng các biểu đồ & hình ảnh hóa các con số để so sánh hoặc làm nổi bật những số liệu cần thiết
Phân tích SWOT của doanh nghiệp thông qua:
- Điểm mạnh: Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án đem tới lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh
- Điểm yếu: Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án khiến doanh nghiệp bất lợi hoặc yếu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh
- Cơ hội: Nhân tố môi trường mà doanh nghiệp có thể khai thác để giành được lợi thế cạnh tranh
- Thách thức: Nhân tố môi trường có thể tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Lưu ý: Phân tích SWOT nên bảo trùmc ả phạm vi bên trong lẫn bên ngoài có thể tác động tới doanh nghiệp, có liên quan đến chiến lược marketing tổng thể, nguồn lực hiện tại, độ chính xác/tin cậy của các nghiên cứu thị trường, năng lực đội ngũ, năng lực cạnh tranh, các báo cáo thu được. Không được bỏ qua việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các xu hướng công nghệ, nền kinh tế, hoạt động xã hội có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp.
Bước 4: Nghiên cứu thực tiễn Marketing trong ngành
Tiếp theo bạn cần thực hiện việc nghiên cứu thực tiễn các hoạt động Marketing trong lĩnh vực mà bạn đang cung cấp, bao gồm:
- Liệt kê danh sách các doanh nghiệp trong ngành mà bạn đang hoạt động
- Xác định các đối thủ chính, trực tiếp, trực diện
- Thông kê các chiến lược, các chương trình Marketing mà đối thủ đã thực hiện
- Đánh giá những thành công/thất bại của những chiến dịch mà đối thủ đã triển khai
- Tìm hiểu thêm một số Case Study hiệu quả
- Đánh giá xu hướng chung và rút ra những bài học cụ thể
Sau khi đánh giá toàn ngành và rà soát các hoạt động mà đối thủ đã triển khai trên toàn bộ thị trường trong những năm trước đố, bạn cần có đánh giá tổng quan lại đối thủ nhằm:
- Xác định vị trí trên bản đồ Digital Marketing so với đối thủ cạnh tranh
- Xác định các xu hướng cần phải theo đuổi để đuổi kịp hoặc vượt mặt đối thủ trong những năm kế tiếp
- Nhận ra những sai lầm/bài học của đối thủ để tìm cách né tránh
- Tìm ra những hướng đi khác biệt/độc đáo so với toàn ngành nhằm chiếm lĩnh tâm trí khách hàng hoặc thúc đẩy hoạt động bán hàng
Bước 5: Cập nhật các xu hướng Marketing trong năm
Bạn cần cập nhật các xu hướng Marketing trong năm vào trong kế hoạch (plan) Marketing tổng thể của mình. Để phân bổ nguồn lực, ngân sách và chiếm ưu thế cạnh tranh so với các đối thủ trên toàn thị trường. Một số gợi ý của tôi cho việc cập nhật xu hướng Marketing:
- Phát triển mạnh hoạt động Quảng cáo Video và Content Marketing trong năm 2023
- Xu hướng Mobile Marketing là xu hướng chính trong những năm kế tiếp
- Influencer Marketing là cách hiệu quả nhất để đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng trong năm 2023
- Đầu tư hơn vào việc tạo dựng Content chất lượng
- Bạn cũng có thể thiết lập ngân sách lớn cho hai hoạt động Display Ads và Programatic
- Automation Marketing để tiết kiệm nguồn nhân sự
- Cuối cùng là Conversion Rate Optimization
Bước 6: Xác định nhóm đối tượng mục tiêu
Một phần không thể thiếu trong bất cứ kế hoạch (Plan) Marketing Online nào chính là việc xác định các nhóm đối tượng mục tiêu. Bạn cần thực hiện:
- Chỉ ra các đặc điểm nhân khẩu học của từng đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng tới.
- Phân tích hành vi, thói quen tiêu dùng và lối sống
- Chỉ ra những thay đổi, xu hướng trong hành vi tiêu thụ Digital Media của người dùng được dự báo trong năm kế tiếp
- Sử dụng số liệu của các báo cáo nghiên cứu thị trường, nghiên cứu hành vi tiêu dùng và báo cáo hoạt động Digital Marketing của những năm gần nhất. Sau đó hình ảnh hóa thông tin, mô hình hóa và hạn chế sử dụng câu chữ, text quá rườm rà
Bước 7: Xác định cách triển khai các chiến lược
Từ thực trạng doanh nghiệp đã phân tích ở bước 3 bạn cần mở rộng hơn và nghiên cứu một số nội dung như sau:
- Thực trạng ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động
- Ứng dụng Marketing vào ngành tại Việt Nam & trên thế giới
- Dự đoán xu hướng Digital Marketing trong những năm kế tiếp
- Insight của người dùng trong ngành là gì
- Phương án nào giúp doanh nghiệp triển khai được các chiến lược
Bạn cần xác định phương án tiếp cận chiến lược thông qua kết quả logic của toàn bộ chuỗi tổng hợp, từ đó đánh giá và phân tích cụ thể các thông tin ở phía trên. Ngoài ra các phương pháp chiến lược cần đảm bảo: đúng xu hướng – khả thi – tính chiến lược – nhìn thấy rõ phạm vi và đối tượng chịu tác động – dễ hình dung và hiệu quả.
Bước 8: Xây dựng Concept
Concept mà bạn xây dựng phải ăn khớp với các chiến lược và được thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ các chiến thuật trên tất cả các kênh truyền thông.
Bước 9: Xây dựng Key Visual
Key Visual hay còn gọi là việc hình ảnh hóa Concept. Key Visual là hình ảnh sáng tạo thể hiện thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền thông trong toàn bộ quá trình quảng bá sản phẩm của mình. Bạn cần xây dựng Key Visual để truyền đạt thông tin của sản phẩm, tạo sự chú ý và khơi gợi cảm xúc thích thú cho khách hàng, từ đó họ dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng.
Bước 10: Kể một câu chuyện
Thương hiệu sẽ khó tiếp cận với khách hàng nếu không mang tới một câu chuyện thú vị. Một câu chuyện phải gắn với Key Visual và Concept. Một câu chuyện sẽ giúp thương hiệu tạo ra sự khác biệt, dễ được khi nhớ và dễ gây thiện cảm.
Bước 11: Tổng hợp kế hoạch chiến lược
Kế hoạch chiến lược hay Master Plan là tổng hợp toàn bộ hướng tiếp cận chiến lược được truyền tải thông qua Concept và được cụ thể hóa theo từng chiến thuật. Một Master Plan hiệu quả cần phải:
- Mô hình hóa được toàn bộ chiến lược mà doanh nghiệp sẽ triển khai
- Thể hiện được Concept, Ý tưởng một cách xuyên suốt
- Thể hiện được kênh truyền thông và chiến thuật cho từng kênh
- Thể hiện được sự tương tác qua lại giữa các kênh truyền thông (nếu có)
- Thể hiện được mục tiêu của từng chiến thuật/Tactics (nhắm tới đối tượng nào và nhằm mục đích gì).
- Thể hiện được Timeline cụ thể và các hoạt động bổ trợ
Bước 12: Lựa chọn chiến thuật
Bạn cần chú ý khi lựa chọn và trình bày chiến thuật, cần thể hiện ở mức độ gần như hoàn thiện, có thể thực hiện được chứ không chỉ mang tính chất như một ý tưởng. Điều này sẽ quyết định việc Proposal của bạn có được “Sếp” thông qua hay không. Với các tactics cần tới hoạt động thiết kế thì nên có bản demo. Với các tactics cần tới kịch bản, câu chuyện thì bạn nên có storyboard hoặc copywriter. Sau đó bạn lần lượt có thể mô tả các chiến thuật theo trật tự riêng trên Master Plan.
Bước 13: Thiết lập KPIs
Ở phần này, bạn cần đưa ra các chỉ số thực hiện cụ thể cho từng chiến thuật trước đó. Các chỉ số phải là những con số cụ thể, mang ý nghĩa hướng tới việc tạo ra Conversion theo xu hướng biến người dùng thành khách hàng tiềm năng, biến khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng mua hàng và khách hàng trung thành.
Bước 14: Đo lường và quản lý rủi ro
Đo lường và quản lý rủi ro là phần quan trọng nhất của một kế hoạch (Plan) Marketing tổng thể. Bạn cần liệt kê các vấn đề có thể gặp phải trong quá trình triển khai kế hoạch chiến lược của mình. Chỉ ra những khả năng (mức độ rủi ro) có thể xay ra và các phương án xử lý khi cần. Chỉ rõ vai trò và trách nghiệm của từng cá nhân/bộ phận sẽ hành động như thế nào khi có rủi ro/vấn đề phát sinh.
Ngoài ra, bạn cũng cần xây dựng phương án dự phòng/back ip khi việc triển khai không diễn ra thuận lợi như dự kiến. Trong đó nhớ dự trù các chi phí phát sinh nếu có. Việc dự trù chi phí phải được thống kê theo danh mục Tactics trước đó, sao cho ăn khớp với trật tự thể hiện trên Master Plan.
Bước 15: Giám sát và báo cáo
Cuối cùng, bạn cần giám sát và báo cáo các hạng mục công việc sẽ triển khai dưới dạng:
- Quy định cơ chế báo cáo (theo tuần, tháng, năm, báo cáo tổng kết)
- Quy định hình thức và loại báo cáo
- Quy định đối tượng thực hiện và nhận báo cáo
- Quy định cơ chế giám sát, sử lý, phản hồi báo cáo và các cơ chế điều chỉnh các kế hoạch hành động cụ thể
- Quy định quy trình làm việc chung giữa các bộ phận có liên quan
Download mẫu kế hoạch tổng thể mới nhất
Phần trước tôi đã trình bày và hướng dẫn các bạn cách lên kế hoạch Marketing tổng thể thông qua 15 bước cơ bản. Tuy nhiên nếu bạn vẫn cảm thấy những kiến thức quá vĩ mô thì dưới đây, tôi đã tổng hợp lại một số mẫu kế hoạch (Plan) Marketing tổng thể của một số đơn vị chuyên nghiệp:
Mẫu kế hoạch Marketing Online từ Nef
Kế hoạch Marketing Online đã được Nef xây dựng tương đối đầy đủ tại đây, kế hoạch Marketing mẫu này chắc chắn sẽ giúp bạn đúc kết được bài học rất thực tế vào trong quá trình thực hiện nhiều chiến lược Marketing sau này.
Download mẫu kế hoạch Marketing Online từ Nef tại đây DOWNLOAD
Mẫu kế hoạch Marketing từ Saokim
Dưới đây là mẫu kế hoạch Marketing vô cùng chuyên nghiệp được Sao Kim cung cấp, dựa vào đó bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực và thu được hiệu quả tốt hơn cho doanh nghiệp của mình
Dowload mẫu kế hoạch Marketing từ SaoKim tại đây DOWNLOAD
Mẫu kế hoạch Marketing từ SlimCRM
Tiếp theo là mẫu kế hoạch Marketing đơn giản được SlimCRM chia sẻ miễn phí thông qua Google Sheet. Bạn có thể ứng dụng ngay kế hoạch này cho doanh nghiệp của mình.
Download mẫu kế hoạch Marketing từ SlimCRM tại đây DOWNLOAD
Mẫu kế hoạch Marketing cho sản phẩm XK3
Cuối cùng là mẫu kế hoạch Marketing cho sản phẩm XK3 – một sản phẩm của dược Việt Đức đang được phân phối trên cả nước. Bao gồm từ việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ, tung sản phẩm ra thị trường, cho tới việc đưa ra các chiến lược, chiến thuật tiếp cận khách hàng.
Để nhận mẫu kế hoạch Marketing cho sản phẩm XK3 bạn có thể liên hệ qua: để tránh vấn đề bản quyền
Kết luận
Bài viết trên chia sẻ về các kế hoạch Marketing mẫu, đồng thời gợi ý bạn 15 bước để tự xây dựng kế hoạch (Plan) Marketing tổng thể cho doanh nghiệp của mình. Hi vọng thông qua những gợi ý và Case Study của một vài đơn vị sẽ giúp bạn thiết lập kế hoạch Marketing tổng thể về kế hoạch chiến lược hiệu quả trong tương lai.
Chúc bạn thực hiện được những chiến dịch Marketing hiệu quả và thành công tốt đẹp!