Outbound Marketing là gì? Outbound Marketing vốn là khái niệm không còn xa lạ, mà đã trở nên rất quen thuộc đối với Marketer từ xưa đến nay. Tuy nhiên Outbound Marketing là gì? Tại sao dân Marketing “hiện đại”” đang dần chuyển sang Inbound Marketing?
Sau đây DigiAtoZ sẽ làm rõ vai trò của Outbound đối với doanh nghiệp thông qua bài viết sau đây!
Outbound Marketing là gì?
[quote]Outbound Marketing hay còn được biết tới với tên gọi Marketing truyền thống, trong đó doanh nghiệp chủ động tìm kiếm khách hàng thông qua các kênh quảng cáo, nhằm gửi tới khách hàng của mình về thông tin sản phẩm một cách đại trà.[/quote]
Tùy thuộc vào từng quy mô và cách hoạt động của từng doanh nghiệp, mà phương pháp tiếp cận có thể sử dụng như: gặp mặt trực tiếp, telesales, quảng cáo truyền hình, email marketing… Thông qua hoạt động đó để tạo thành khách hàng tiềm năng, chuyển cho bộ phận sale tiếp tục bám đuổi.


Nhiều thập kỷ trở về trước, Outbound Marketing luôn chiếm một phần ngân sách không nhỏ của nhiều doanh nghiệp, phương pháp này được nhìn nhận là một trong những phương pháp Marketing vô cùng tốn kém. Mặc dù chiếm một phần ngân sách lớn như vậy, nhưng Outbound Marketing lại bộc lộ rất nhiều điểm yếu, điều này thật khó chấp nhận trong khi xu thế Marketing đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Tôi xin liệt kê một số yếu điểm mà Outbound Marketing mắc phải:
- Khó khan trong việc theo dõi tỷ lệ ROI
- Sự hiện diện của công nghệ từ chối, phòng chống tiếp nhận thông tin quảng cáo thông qua điện thoại hoặc nền tảng mạng xã hội…
- Hoạt động tốn kém nhưng thu về hiệu quả không cao
Theo Hubspot nhận định: “Hơn nửa số doanh nghiệp đang áp dụng Inbound Marketing, nhận thấy thay đổi tích cực ở ROI tăng 25%”.
Khảo sát này còn chỉ ra rằng, các kênh Inbound Marketing đem lại tỉ lệ chuyển đổi tốt hơn. Chính vì vậy, để giảm thiểu tối đa chi phí và tăng cường hiệu quả cho các chiến dịch Marketing, doanh nghiệp nên chuyển đổi sang hình thức Inbound Marketing.
Tìm hiểu thêm: Inbound Marketing là gì?
3 Lý do bạn nên dịch chuyển từ Outbound Marketing sang Inbound Marketing
Hàng loạt doanh nghiệp lớn hiện nay, đang dần dịch chuyển từ Outbound Marketing sang Inbound Marketing, không chỉ đến từ việc cắt giảm chi phí mà còn vì xu hướng tiêu dùng hiện nay:
- Hành vi của người tiêu dùng chuyển từ bị động sang chủ động. Khách hàng thông minh không còn muốn tiếp nhận thông tin theo dạng một chiều nữa, mà muốn chủ động kiểm soát và tìm kiếm thông tin. Đó chính là lý do vì sao Outbound Marketing mất đi vị thế của mình.
- Sự phát triển chóng mặt của truyền thông trực tuyến và Internet, khiến cho việc tương tác 2 chiều trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn bao giờ hết. Khách hàng sẽ đưa ra những sự lựa chọn đối với thông tin thực sự hữu ích với họ.
- Khi khách hàng nhận thức được họ có rất nhiều sự lựa chọn, khiến cho việc tra cứu thông tin, tra cứu sản phẩm/dịch vụ phù hợp trên các công cụ tìm kiếm như: mạng xã hội, trang tin tức, blog… Các kênh này lại ngốn ít ngân sách truyền thông hơn so với phương pháp truyền thống như: tổ chức hội trợ triển lãm hay tham gia hội nghị chuyên đề…
Marketer cần phải trả lời cho bài toán: đâu là cách Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp của mình hiện tại? Bám sát thực tế chính là cơ hội mở ra con đường dịch chuyển từ Outbound Marketing sang Inbound Marketing. Cụ thể Inbound Marketing đã giải quyết được những yếu điểm của Outbound Marketing:


Thích ứng với thay đổi của công nghệ và khách hàng
Không giống với Outbound Marketing, thường chủ động đem tới thông tin cho khách hàng. Inbound Marketing thường tạo ra các nội dung chất lượng để thu hút sự quan tâm của khách hàng tiềm năng, tại thời điểm khó đang gặp khó khăn. Hiện nay, người tiêu dùng thông minh lại thường thích chủ động tìm kiếm thông tin mà họ cần thông qua Internet. Trên hết, họ còn phát tán, chia sẻ những thông tin mà họ cho rằng người khác cũng thấy hữu ích.
Giảm bớt chi phí Marketing
Thông thường, các quảng cáo truyền thông trên truyền hình hay báo chí, thường tiêu tốn một khoản tiền rất lớn của doanh nghiệp. Inbound Marketing thì không phụ thuộc vào điều đó, doanh nghiệp có thể tạo blog, lập website, hay bất kỳ một trang mạng xã hội, nhằm cung cấp thông tin để khách hàng truy cập. Sử dụng các công cụ như: Sharing tool, Earn Media hay Social Media sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều. Ước tính chủ quan của tôi thì chi phí để tạo ra một khách hàng thông qua Inbound Marketing chỉ bằng một nửa so với Outbound Marketing.
Không chịu tác động của các công cụ bảo vệ quyền riêng tư
Đúng như vậy, Inbound Marketing không chịu tác động của các công cụ bảo vệ quyền tiêng tư, các công cụ chặn email, tin nhắn, điện thoại… Hiện nay, gửi email nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm, thương mại, không còn được khách hàng đón nhận như ngày trước. Thậm chí nhiều nước trên thế giới còn ban hành các bộ luật cấm gửi email khi không được sự đồng ý của người nhận, để đảm bảo quyền lợi riêng tư của người dùng.
Sự khác biệt giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing
Để so sánh sự khác biệt giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing, tôi sẽ sử dụng một ví dụ như sau:
Nếu Inbound Marketing là một chiếc “nam châm” thu hút khách hàng tới gần hơn với thương hiệu. Thì Outbound Marketing là một chiếc “loa” lôi kéo khách hàng đến với thương hiệu.


Thông qua ví dụ trên, không khó để bạn hình dung về hai phương pháp Marketing này, thế nhưng hãy cùng tôi tới với bảng so sánh ngay sau đây để hiểu về cách thức mà chúng hoạt động:
Inbound Marketing | Outbound Marketing |
Hoạt động theo 2 chiều từ khách hàng tới doanh nghiệp và ngược lại
Khách hàng chủ động tìm đến doanh nghiệp thông qua công cụ tìm kiếm, website, blog, mạng xã hội… Người tiêu dùng mong muốn được tìm hiểu thêm thông tin về thương hiệu Thương hiệu đảm bảo mang lại giải pháp và giá trị cho khách hàng của mình |
Hoạt động 1 chiều từ doanh nghiệp tới khách hàng
Khách hàng thụ động với các hoạt động tương tác giữa doanh nghiệp, thông qua banner, TVC, Radio, báo đài… Thương hiệu áp đặt các thông điệp truyền thông tới khách hàng Thương hiệu truyền tải thông điệp truyền thông nhưng không biết khách hàng cần gì |
Phía trên tôi đã giải thích điểm khác nhau cơ bản giữa 2 loại hình Marketing này, cũng như nêu bật được lợi thế của Inbound Marketing hiện nay, đem lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp. Để tổng hợp lại, ta có thể hiểu Outbound Marketing được định nghĩa là loại hình tiếp thị, mà ở đó thương hiệu bắt đầu những cuộc trò chuyện hay một thông điệp nào đó tới khách hàng. Outbound Marketing là hình thức quảng cáo truyền thống như: quảng cáo trên radio, quảng cáo trên TV, quảng cáo in ấn, báo chí, tờ rơi, và thậm chí cả thư rác (spam email).
Trong khi đó, Inbound Marketign lại sử dụng những cách thức riêng để thu hút khách hàng, cung cấp cho họ những thông tin hữu ích… Một số hoạt động phổ biến của Inbound Marketing có thể kể tới như: SEO, viết blog, các loại quảng cáo trả tiền paid search…
Các khái niệm khác về Outbound
Outbound Call
Thuật ngữ “Inbound Call” có nghĩa là cuộc gọi bên ngoài. Thông thường Inbound Call là một khách hàng tiềm năng hoặc một khách hàng đang yêu cầu hỗ trợ. Họ có thể truy vấn về một sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, nhằm khiếu nại hoặc đưa ra một đề nghị, giải quyết cho một vấn đề cụ thể. Dù là trường hợp gì đi nữa, một cuộc Outbound Call rất quan trọng, bởi vì người dùng đang tích cực trong việc liên lạc trực tiếp với doanh nghiệp của bạn.
Ngược lại, thuật ngữ “Outbound Call” là khi nhân viên bán hàng hoặc bạn đang tiếp cận với một khách hàng tiềm năng qua điện thoại. Cuộc gọi này có thể nhằm mục đích bán hàng, cập nhật, ưu đãi, thanh toán hoặc gia hạn sản phẩm/dịch vụ. Khách hàng có quyền nhận hoặc từ chối các thông tin trong cuộc gọi đó, vì nhu cầu của họ chưa được xác minh, hoặc thời đang liên lạc chưa thuận tiện.
Outbound Sales
Thuật ngữ Outbound Sales được hiểu là các cách mà bạn có thể sử dụng để liên lạc với khách hàng tiềm năng thông qua điện thoại, email, trò truyện trực tuyến… mục đich của hội thoại này là tạo ra sự quan tâm hoặc bán một sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Trong Outbound Sales được chia thành 2 hình thức chính:
- Cold Call: cuộc gọi ngẫu nhiên, đây được xem như cuộc gọi đầu tiên bạn thực hiện với khách hàng nhằm bán hàng hoặc tư vấn dịch vụ.
- Warm Call: đây được xem là cuộc gọi lại cho những khách hàng đã từng gọi điện hỏi thông tin hoặc bạn đã từng giao dịch với họ.
Để hoạt động Outbound Sales diễn ra như mong đợi, bạn cần lên kế hoạch, chiến lược và chiến thuật cụ thể trước khi liên hệ với khách hàng. Bạn cũng nên dự tính những tình huống phát sinh có thể xảy ra trong quá trình thuyết phục và trao đổi với họ.
Outbound Logistics
Nếu như Inbound Logistics tập trung chủ yếu vào việc sắp xếp, mua và vận chuyển sản phẩm, nguyên liệu, bộ phận hoặc hàng tồn kho thành phẩm từ nhà cung cấp đến kho. Thì Outbound Logistics là quá trình hoạt động riêng biệt.
Outbound Logistics phụ thuộc nhiều vào khâu lưu trữ thành phẩm, vận chuyển và phân phối tới khách hàng. Quá trình này được khởi đầu tư một đơn đặt hàng của khách hàng, sau đó được chuyển đến bộ phận đóng gói kho và cuối cùng bằng việc giao sản phẩm. Để hoạt động này diễn ra như mong đợi, các doanh nghiệp cần chọn đúng kênh phân phối, tối ưu hóa các tùy chọn hàng hóa và duy trì hệ thống dự trữ hàng tồn kho
Xem thêm bài viết: Marketing xuất khẩu là gì?
Kết luận
Bài viết trên là những thông tin cơ bản về Outbound Marketing là gì? Đối với các doanh nghiệp lớn, thì đây không phải là hình thức tiếp thị quá xa lạ, mà còn được tận dụng triệt để nhằm thâm nhập thị trường, mở rộng thị phần và đem về nhiều khách hàng tiềm năng cho thương hiệu.
Nguồn tham khảo:
- https://learn.g2.com/inbound-vs-outbound-marketing
- https://www.marketing91.com/what-is-outbound-marketing