React Facebook là biểu tượng cảm xúc mới được tích hợp trên nền tảng mạng xã hội được đông đảo người dùng nhất hiện nay – Facebook. Reactions Facebook cho phép người dùng biểu đạt tâm tư tình cảm của mình trước một startus (dòng trạng thái), hoặc thông tin nào đó được chia sẻ.
DigiAtoZ sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu hơn về React Facebook là gì? Và những tính năng nào mới được cập nhật trên Facebook thông qua bài viết ngay dưới đây.
React Facebook là gì?
React Facebook là biểu tượng cảm xúc mới được tích hợp trên mạng xã hội Facebook (vào cuối tháng 2/2016) cho phép người dùng thể hiện tâm tư tình cảm của mình trước một status, một thông tin nào đó được chia sẻ trên Facebook. Hiện React Facebook gồm có: “Like”, “Yay”, “Love”, “Haha”, “Wow”, “Sad”, “Angry”. Trong tương lai rất có thể danh sách biểu tượng cảm xúc sẽ được Facebook tích hợp và bổ sung thêm.


React Facebook là một tính năng giúp doanh nghiệp dễ dàng nhận ra được tâm lý từ người dùng. Từ khi Facebook cập nhật tính năng react, tất cả mọi người không chỉ like và comment vào bài viết. Mà họ còn có thể thả các biểu tượng cảm xúc khác nhau trong quá trình xem nội dung. Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể dựa vào những biểu tượng cảm xúc đó và đánh giá chiến lược nội dung của mình đã tốt hay chưa? Có cần cải thiện hoặc điều chỉnh thêm gì hay không? Từ đó nhận ra các chiến lược kinh doanh phù hợp và nhận được nhiều lượt xem nhất.
Lợi ích của React trên Facebook là gì?
Facebook hiện tại vẫn là mạng xã hội lớn và có lượng người sử dụng lớn nhất thế giới hiện nay. Theo thống kê hiện tại có hơn 1,5 tỷ người sử dụng trong đó có khoảng 1,15 tỷ người dùng thường xuyên. Chính vì vậy, các nhà phát triển của nền tảng này luôn muốn người dùng của mình có những trải nghiệm tốt nhất.
Ban đầu, React trên Facebook được thử nghiệm tại Tây Ban Nha và Ireland, sau đó được ứng dụng trên toàn thế giới. Và tại Việt Nam, tính năng này nhanh chóng được người dùng đón nhận và bắt đầu sử dụng vào 24/02/2016
React trên Facebook ra đời đóng vai trò như một sự bổ sung có chọn lọc cho các thông điệp mà người dùng muốn truyền tải tới khán giả mục tiêu là “sự thật” cảm xúc trên mạng xã hội thay vì những thứ “ảo” mà mọi người vẫn thường nhắc về Facebook.


React trên Facebook còn là một phần lợi thế đóng góp dưới góc độ hài lòng và không hài lòng về một nội dung trực tuyến. Khi người dùng xem các nội dung, họ có thể thả những biểu tượng cảm xúc như: yêu, thích, tức giận, buồn bã, vui vẻ, ngạc nhiên,… Dưới đây là những lợi ích đặc trưng nhất của React trên Facebook:
React giúp thấu hiểu người dùng
Tính năng react trên Facebook giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng liệt kê biểu tượng cảm xúc của người dùng với một nội dung được đăng tải. Từ những dữ liệu này, các doanh nghiệp có thể phân tích cùng với bình luận của khách hàng. Những dữ liệu này là thước đo quan trọng trong việc xây dựng khối thông tin lớn về chân dung khách hàng và những điều cần cải thiện trong tương lai.
React giúp dễ dàng tương tác với người dùng
Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tung ra một sản phẩm trên mạng xã hội đều cần nắm bắt được tâm lý của khán giả mục tiêu. Từ những thông tin đó, doanh nghiệp có thể hiểu và phản hồi thông tin một cách chính xác nhất.
Những phản hồi nhanh chóng, chính xác chính là một cách nắm bắt tổng thể chân dung khách hàng mục tiêu. Đó là những điều mà những nhà phát triển của Facebook đem lại cho người sử dụng khi tung ra tính năng react trên Facebook.
Xem thêm bài viết: 2 Cách gỡ thẻ trên Facebook nhanh nhất
Cách sử dụng Reaction facebook
Cách sử dụng Reaction Facebook khá đơn giản, người dùng chỉ cần nhấn và giữ vào vị trí “React” mong muốn (nút/ký tự “Like”) đối với phiên bản Facebook trên di động hoặc nhấn và giữ chuột đối với phiên bản web. Sau đó các biểu tượng cảm xúc sẽ hiện lên, bạn chỉ cần lựa chọn những biểu tượng phù hợp và hoàn toàn có thể thay đổi khi cần.
Nút react cảm xúc thích
Biểu tượng cảm xúc màu xanh lá có hình ngón cái là nút “thích” Nó thường được sử dụng để cho người khác biết rằng bạn đồng ý hoặc yêu thích những gì mà người khác đăng tải. Nút thích biểu đạt cảm xúc “ít hơn” một chút so với các phản ứng biểu tượng cảm xúc khác của Facebook. Nó có xu hướng ẩn ý nhưng mang nhiều sắc thái hơn tùy thuộc vào cách chúng ta sử dụng.
Để “thích” nội dung nào đó, bạn chỉ cần nhấn vào nút “like” dưới một bài đăng bất kỳ. Tất cả những gì bạn cần làm là di chuột qua nút thích, đợi menu hiển thị sau đó chọn biểu cảm này.
Ví dụ: Nếu một người bạn của bạn đăng tải nội dung “Tôi muốn bỏ phiếu cho lớp trưởng mới trong năm nay. Chúng tôi cần một sự thay đổi!”. Và bạn đồng ý với nội dung này có thể nhấn thả biểu tượng cảm xúc “thích” như một lời khẳng định.
Nút react cảm xúc tình yêu – trái tim đập
Hơi khác với nút react cảm xúc “thích”, nút react cảm xúc tình yêu – trái tim đập biểu hiện sự tôn thờ hoặc đánh giá cao một nội dung nào đó. Biểu tượng cảm xúc hình trái tim đang đập hoạt động giống như biểu tượng trái tim trên văn bản thông thường. Đó là biểu hiện của tình yêu, sự hỗ trợ và mong muốn được chăm sóc.
Hãy thêm phản ứng “trái tim” với những người bạn quan tâm. Ví dụ như: bạn có thể tham tim vào status mới được thăng chức của cô bạn thân. Bạn có thể thả tim với người đang tán tỉnh bạn trên tường cá nhân. Hoặc một nút tim với bình luận chúc mừng sinh nhât,… Tất cả phản ứng này để chỉ ra rằng bạn rất yêu thích những gì mà người dùng đang nói.
Ngoài ra biểu tượng cảm xúc trái tim còn có nghĩa “OMG tôi siêu thích điều này”.
Nút react cảm xúc thương thương – ôm trái tim
Nút react cảm xúc “thương thương” ôm trái tim báo hiệu một sự hỗ trợ về mặt tinh thần. Facebook đã thêm nút react cảm xúc này khi bắt đầu đại dịch Covid-19 diễn ra như một cách để mọi người quan tâm, chăm sóc và đồng cảm với nhau. Trước những tin buồn, biểu tượng cảm xúc thương thương báo hiệu rằng bạn đồng cảm với những gì ai đó đã phải trải qua.
Hãy gửi biểu tượng cảm xúc thương thương với người mà bạn muốn họ biết rằng bạn ở đây là vì họ. Biểu tượng này là biểu tượng cảm xúc chân thật và thân mật nhất trong tất cả các cảm xúc, vì vậy hãy dùng nó bất cứ khi nào bạn muốn ai đó biết rằng bạn đang ủng hộ người đó.
Ví dụ: Một người bạn đăng tải về cách họ đang đối mặt với một căn bệnh khó chữa hoặc họ đang gặp khó khăn trong khía cạnh công việc. Điều bạn cần làm là một cảm xúc đồng cảm với họ. Nút “thương thương” lúc này là thích hợp hơn cả.
Ngoài ra biểu tượng cảm xúc thương thương còn có nghĩa “Tôi đồng cảm với nguyên nhân này”
Nút react cảm xúc Haha – mặt cười
Nút react cảm xúc “haha” có nghĩa là bạn thấy điều gì đó rất hài hước. Nó giống như phản ứng “lol” hoặc “lmao”, cảm xúc “haha’ báo hiệu rằng điều người dùng đăng tải rất vui nhộn.
Hãy nhấp vào hút haha mặt cười bất khi nào một bài đăng khiến bạn bật cười. Bạn có vô tình bắt gặp một meme vô lý khiến bạn phải bật cười vì thích thú không? Hay một người bạn của bạn đề cập đến một trò đùa mà khiến bạn chia sẻ? Phản ứng ? là một tín hiệu cho thấy bạn rất thích thú với những điều như vậy.
Ngoài ra biểu tượng cảm xúc haha còn có nghĩa “Bạn thật hài hước, điều này thật ngớ ngẩn”
Nút react cảm xúc Wow – khuôn mặt ngạc nhiên
Nút react cảm xúc “wow” biểu thị sự ngạc nhiên. Phản ứng ? là dấu hiệu cho thấy rằng bạn đang bị điều gì đó thực sự gây “sốc”. Biểu cảm này có thể dùng theo cả theo chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực tùy thuộc vào nội dung mà bạn nhận được.
Nút react cảm xúc “wow” bạn có thể sử dụng với một bài đăng thay cho câu nói “Ồ! Tôi cảm thấy rất bất ngờ” hoặc cũng có thể sử dụng như một câu hỏi “Thật vậy á? Bạn đang đùa tôi phải không?”
Ví dụ: Bạn có thể sử dụng ? để phản ứng với một bài đăng về một bức ảnh một người đàn ông đang “đấu vật” cùng một chú cá sấu.
Nút react cảm xúc Buồn – mặt khóc
Nút react cảm xúc “buồn” chứng tỏ bạn đang đọc hoặc xem một nội dung không mấy vui vẻ. Khuôn mặt khóc biểu thị cảm xúc buồn tẻ, đau đớn. Ngoài ra nút react cảm xúc “buồn” còn được sử dụng để bày tỏ sự đồng cảm. Nếu bạn muốn thông báo tới người khác rằng nội dung nào đó đang khiến bạn buồn. Lúc này sử dụng phản ứng ? là thích hợp nhất.
Bạn cũng có thể sử dụng nút react “buồn” thay cho lời động viên, sự quan tâm hoặc phản ứng thích hợp đối với người mà bạn muốn quan tâm. Ý nghĩa phụ của nút react “khóc” chính là “Awww, tôi hoàn toàn đồng cảm với bạn”. Nó trái ngược với phản ứng haha như phần trước của bài viết.
Ví dụ: Một người bạn của bạn đăng tải trên Facebook nội dung: “Tôi thường xuyên mua vé số nhưng chưa một lần trúng thưởng. Tôi bắt đầu cảm thấy bực mình”. Bạn có thể sử dụng ? để thay lời nói “Đừng chơi sổ xố nữa, đồ ngốc!”.
Nút react cảm xúc giận giữ – mặt đỏ
Nút react cảm xúc “giận giữ” thể hiện sự căm ghét, tức giận hoặc thất vọng về một chủ đề nào đó. Biểu cảm của nút react ? với khuôn mặt đỏ cùng các tia lửa xung quanh. Thêm nút “giận giữ” bất cứ khi nào bạn cảm thấy nội dung khiến bạn khó chịu hoặc thể hiện sự thiếu hiểu biết.
Ví dụ: Nếu có ai đó kể một câu chuyện về một người khác cư xử thô lỗ hoặc họ chia sẻ bài viết về một người nào đó cư xử không đúng mực. Bạn có thể sử dụng nút react cảm xúc “giận giữ” để nói: “Tôi hoàn toàn đồng ý với điều mà bạn đang gặp phải”.
Câu hỏi thường gặp về React trên Facebook
Reacted facebook là gì?
Reacted Facebook là phản ứng đối với một nội dung, bài đăng hoặc quảng cáo trên Facebook trong đó người sử dụng một số biểu tượng cảm xúc (thích, yêu, haha, wow, buồn, giận dữ) để biểu đạt cảm xúc của họ về nội dung, bài đăng và quảng cáo đó.
React facebook post là gì?
Reacted facebook post là một phần lợi thế đóng góp vào mức độ hài lòng và không hài lòng của người xem về một bài post trên Facebook. Người xem có thể thả biểu tượng cảm xúc (thích, yêu, haha, wow, buồn, giận dữ) và có thể nhận ra những nội dung, bài post, quảng cáo có thực sự hữu ích với người khác.
Kết luận
Qua bài viết “React Facebook là gì?” chắc hẳn bạn đã nhận ra ý nghĩa thực sự và cách sử dụng nó khá đơn giản. Tính năng này giúp các doanh nghiệp 4.0 dễ dàng nắm bắt tâm lý khách hàng và sử dụng các chiến dịch Marketing hiệu quả hơn. Tại thời điểm viết bài viết này, Facebook đã bổ sung Like, Love, Yay, Sad, Wow, Haha, Angry vào Reactions của người dùng. Hi vọng trong tương lai danh sách này có thể được bổ sung thêm nhiều biểu cảm khác thú vị hơn.
Nguồn tham khảo:
- https://www.wikihow.com/What-Do-Facebook-Emojis-Mean
- https://www.facebook.com/business/help/368656903954046