SEO là thuật ngữ không quá mới mẻ và là một kênh Marketing phổ biến được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cách hiểu đúng đắn và toàn diện về SEO là gì? Có gì thú vị xoay quanh lĩnh vực SEO – thứ giúp nhiều doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và tỷ lệ chuyển đổi.
Bài viết dưới đây, tôi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thưc nền tảng về SEO. Đọc hết bài viết này bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về:
- Tìm hiểu về SEO là gì trong marketing?
- Làm SEO là làm gì?
- 14 lưu ý quan trọng về SEO ai làm nghề cũng phải biết
- Và làm thế nào để bạn gặt hái được thành công trong SEO?
Khái niệm về SEO là gì?
SEO là viết tắt từ cụm từ Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) là quy trình giúp cải thiện xếp hạng của website trên các công cụ tìm kiếm. Từ đó giúp người dùng có thể dễ dàng tìm thấy Website của bạn trên trang kết quả tìm kiếm top đầu của công cụ tìm kiếm.
Trong bảng kết quả tìm kiếm Google, SEO sẽ đứng dưới vị trí của quảng cáo Google Adwords (hiện tại kết quả Adword sẽ có chữ “QC” hoặc “Quảng cáo” xuất hiện cạnh mẫu quảng cáo). Các kết quả SEO là quá trình cải thiện và tối ưu nhằm đạt được thứ hạng phổ biến (thường là từ vị trí số 10 đến vị trí số 1 trên trang kết quả tìm kiếm).


Chính vì vậy, mục tiêu quan trọng nhất của SEO chính là thứ hạng website đứng vị trí bao nhiêu trên công cụ tìm kiếm. Điều này cũng tương tự với việc trưng bày sản phẩm tại cửa hàng truyền thống, mục tiêu quan trọng là bạn phải khiến sản phẩm của mình được đặt tại vị trí nổi bật và dễ dàng tìm thấy nhất.
Một số loại hình Search Engine Optimization (SEO) phổ biến
Vừa rồi, tôi đã trình bày khái niệm SEO (search engine optimization) là gì? Dựa vào các công cụ tìm kiếm phổ biến hiện nay, ngoài loại hình SEO bài viết bạn có thể tối ưu rất nhiều hình thức SEO mới đang phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây:
- Tối ưu tìm kiếm địa phương (SEO bản đồ)
- Tối ưu hình ảnh (SEO hình ảnh)
- Tối ưu video (SEO video)
- Tối ưu tìm kiếm giọng nói (Voice Search)


Tại Việt Nam, ngoài trừ hình thức SEO bài viết như trên còn có rất nhiều thuật ngữ để nói về mô hình SEO khác như SEO tổng thể, SEO App, SEO từ khóa,…
Thuật ngữ SEO TOP Google là gì?
SEO TOP Google là thuật ngữ được sử dụng nhiều nhất với các công cụ tìm kiếm. SEO TOP Google là khi thực hiện tìm kiếm (Search) từ khóa thì Google sẽ trả về cho bạn 300 – 1000 kết quả khác nhau nhưng được phân bổ dưới từng phân trang riêng (SERP). Mỗi trang thường chỉ hiển thị 10 kết quả tìm kiếm.
Tất cả lưu lượng truy cập và hành động click tìm kiếm đểu được thực hiện trên trang 1 của Google, nên hiểu đơn giản thì Top Google là thứ hạng kết quả được trả về từ 1 đến 10 trên trang kết quả đầu tiên của Google.
Thuật ngữ SEO tổng thể là gì?
SEO tổng thể là hình thức nói về việc tối ưu SEO toàn trang, nhằm mục đích tăng nhận diện tổng thể của website. SEO tổng thể tập trung vào việc đẩy TOP tất cả từ khóa liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Cũng như tập trung SEO tất cả từ khóa mà khách hàng tiềm năng đang quan tâm.
Thuật ngữ SEO từ khóa là gì?
SEO từ khóa tại Việt Nam thường dùng để nói về việc doanh nghiệp tập trung SEO các từ khóa chính (thường là những từ khóa bán hàng). Hình thức SEO dạng này thường có số lượng từ khóa vừa phải và tập trung vào các từ khóa ngắn. Trái ngược với mô hình SEO tổng thể thường tập trung vào SEO các từ khóa đuôi dài.
Thuật ngữ SEO APP là gì?
SEO App là mô hình SEO tập trung đưa các ứng dụng lên TOP Google để người dùng dễ dàng tìm thấy và cài đặt. Ngoài ra, SEO App còn được biết tới dưới dạng hình thức tối ưu hoạt động SEO trên nền tảng CHplay, Appstore hoặc WindownPhone,…
Thuật ngữ SEO Branding là gì?
SEO Branding là SEO tập trung vào tăng nhận diện thương hiệu, phát tán Entity về thương hiệu giúp tăng mạnh mức độ ảnh hưởng của thương hiệu. Từ đó được ưu tiên tăng thứ hạng trên SERPs đồng thời xây dựng hình ảnh tốt trong lòng khách hàng.
Thuật ngữ SEO Sales là gì?
SEO Sales (SEO bán hàng) là hình thức SEO phổ biến nhất hiện nay. Đặc biệt là đối với hình thức SEO thương mại điện tử (SEO E-Commerce). Với việc thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ kéo theo xu hướng mua hàng Online ngày càng tăng cao dẫn tới việc SEO bán hàng ngày càng phổ biến.
SEO là cách tiếp cận “nhu cầu” của khách hàng một cách tự nhiên nhất. Vì vậy khi khách hàng thực hiện tìm kiếm từ khóa, mục đích của họ là thông tin giá trị. Thông qua việc cung cấp thông tin thì bạn có thể quảng bá sản phẩm của mình.
Hình thức SEO Sales không chỉ đem lại khách hàng tiềm năng, doanh thu bền vững mà còn là cách kết nỗi và giữ chân họ. Thông qua những thông tin giá trị mà bạn chia sẻ, khách hàng sẽ thường xuyên cập nhật và dần trở thành độc giả thân thiết. Đây là cách xây dựng nội dung và bán hàng hiệu quả.
Thuật ngữ SEO Crisis là gì?
SEO Crisis (Khủng hoảng SEO) là việc website của bạn đột nhiên mất đi tính ổn định và thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Nó mang theo những tiềm ẩn nặng nề về kinh tế và tinh thần cho các chủ website. Nếu khủng hoảng SEO không được xử lý đúng quy trình có thể dẫn tới những tổng thất không thể khắc phục. Một số nguyên nhân phổ biến khiến website rơi vào tình trạng khủng hoảng:
- Bị đối thủ chơi xấu bằng việc bắn backlink bẩn
- Chiến lược Link Building quá đà, thiếu đa dạng, không hiệu quả
- Nội dung copy quá nhiều không có tính sáng tạo
- Sử dụng thủ thuật SEO mũ đen (Blackhat),…
Khi website của bạn rơi vào tình trạng khủng hoảng SEO, bạn cần thực hiện:
- Xác định nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng SEO
- Lọc và disavow backlink bẩn hoặc những content lỗi nghiêm trọng
- Tối ưu lại giao diện website cho thân thiện với Google
- Liên hệ trực tiếp với đội ngũ hỗ trợ của Google để được khắc phục sớm nhất
- Song song với việc xử lý khủng hoảng, bạn cần phát triển trang mới để tối ưu thời và lợi ích
Thuật ngữ SEO Traffic là gì?
SEO Traffic là Lưu lượng người dùng truy cập website của bạn. Thông thường SEO Traffic thường đến từ:
- Nguồn lưu lượng trực tiếp (Direct Traffic)
- Nguồn lưu lượng gián tiếp – thông qua một trang trung gian (Referral Traffic)
- Thông qua truy vấn trên công cụ tìm kiếm (Organic Traffic)
- Thông qua các trang mạng xã hội (Social Traffic)
Lưu ý: Lưu lượng truy cập cần đúng đối tượng (thông qua website họ đến, social đăng tải hoặc thông qua nguồn tin trung gian liên quan), từ đó đem lại hiệu quả cho website
Thuật ngữ SEO Trends là gì?
Theo tôi, SEO Trends thường được bắt nguồn từ hai xu hướng: đang hot và sắp xảy ra:
- Xu hướng đang hot là các sự kiện đang nổi tiếng trên Internet. Ví dụ: các cuộc thi hoa hậu, các trận đấu tại World Cup 2022,… và các nhân vật đang được nhiều người quan tâm như: Ronaldo, Messi,…
- Xu hướng được dự đoán sắp xảy ra chính là hình thức SEO đón đầu. Ví dụ như sử dụng từ khóa liên quan tới chương trình gặp nhau cuối năm,….
Hình thức SEO Trends giúp mang lại khá nhiều Traffic cho website. Tuy nhiên mức độ cạnh tranh rất gay gắt, đồng thời chỉ hiệu quả trong một thời gian nhất định.
Những ai nên chạy SEO?
Bất kỳ ai có nhu cầu tiếp cận khách hàng thông qua công cụ tìm kiếm đều có thể chạy SEO. Dù bạn là ai, chỉ cần sở hữu một trang web là đã có thể chia sẻ các bài viết hữu ích, hoặc hình ảnh, video ấn tượng với người dùng.


Nếu bạn sở hữu một địa điểm kinh doanh và muốn được nhiều người biết tới thông qua các công cụ tìm kiếm thì SEO là tất cả những gì bạn cần lúc này. Ngoài ra, những người nên sử dụng SEO:
- Các chủ cửa hàng, chủ doanh nghiệp muốn phát triển kinh doanh thông qua công cụ tìm kiếm.
- Trưởng phòng, nhân viên kinh doanh đang muốn thúc đẩy doanh số bán hàng.
- Những người trực tiếp quản lý website, đang muốn quảng bá trang web của mình tới nhiều người dùng hơn.
Hai yếu tố quyết định thành công khi triển khai SEO
SEO Onpage
SEO Onpage là phương pháp tối ưu hóa các yếu tố hiển thị ngay trên website, trang chủ, trang con và được thực hiện lặp lại nhiều lần khi đăng tải nội dung mới. Mục đích chính là cải thiện thứ hạng của trang web trên trang kết quả SERP.


SEO Onpage là cách dễ nhất và đem lại hiệu quả nhanh chóng khi bạn có thể kiểm soát 100% kết quả của tiến trình.
SEO Offpage
SEO Offpage là phương pháp tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài trang web, bao gồm xây dựng link building (liên kết), marketing trên các kênh social media, social media bookmarking,… giúp trang web đạt thứ hạng cao trên trang SERP và kéo về hàng ngàn traffic.


Những yếu tố mà tôi vừa liệt kê trên: link building, social media marketing, social media bookmarking và các yếu tố ảnh hưởng tới SEO thì SEO backlink là quan trọng nhất. Yếu tố này ảnh hưởng nhiều nhất tới xếp hạng website của bạn trên công cụ tìm kiếm.
Lợi ích của SEO Marketing cho doanh nghiệp
Hiện nay Internet đã trở thành nơi lưu trữ tất cả thông tin cần thiết của người dùng. Việc Internet phát triển khiến hành vi của người tiêu dùng cũng dần thay đổi, từ mua hàng trực tiếp tại cửa hàng dần chuyển sang mua hàng trực tuyến nhiều hơn. Vậy theo bạn, thực chất lợi ích của SEO Marketing là gì? Tại sao rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn SEO là phương tiện marketing chủ đạo?
Trước tiên, tôi sẽ giải đáp câu hỏi SEO trong marketing là gì?
SEO trong Marketing (SEO Marketing) là một chiến lược nội dung thuộc hình thức Internet Marketing (Digital Marketing). SEO là quá trình tăng chất lượng và lưu lượng truy cập websitea bằng cách tăng khả năng hiển thị của website cho người dùng thông qua các công cụ tìm kiếm như: Google, Bing, Yahoo, Cốc cốc,…
SEO trong Marketing liên quan tới việc cải thiện kết quả tìm kiếm không tốn phí (Organic Traffic), không bao gồm nguồn truy cấp trực tiếp hoặc việc mua quảng cáo hiển thị. Kỹ thuật SEO Marketing có thể sử dụng để tìm kiếm: hình ảnh, video, tin tức, nội dung học thuật,… để trả về kết quả tìm kiếm.
Cải thiện UX/UI phù hợp với người dùng


Google thường dựa theo hành vi người dùng để đánh giá chất lượng trang web, cân nhắc có nên đưa website của bạn lên TOP hay không? Chính vì vậy, tối ưu SEO là công cụ giúp ghi điểm trong mắt khách hàng vì tối ưu UX/UI tốt và giúp website được Google đánh giá cao.
Gia tăng danh sách khách hàng tiềm năng
Trong quá trình tìm kiếm thông tin liên quan tới sản phẩm hoặc trong quá trình mua hàng, người tiêu dùng thường thực hiện các truy vấn có liên quan trên công cụ tìm kiếm. Lúc này nếu trang web của bạn không hiển thị trên SERP thì chắc hẳn bạn đã để mất đi một lượng lớn khách hàng tiềm năng.
Thực hiện SEO giúp website của bạn đạt thứ hạng cao hơn trên bảng xếp hạng tìm kiếm (SERP), vì vậy bạn sẽ có cơ hội được hiển thị trước người dùng. Từ đó, bạn sẽ có cơ hội để chuyển đổi họ trở thành khách hàng tiềm năng.
Cải thiện mức độ nhận diện thương hiệu
Đối với hình thức kinh doanh truyền thống, chắc hẳn bạn sẽ cần cửa hàng đặt tại vị trí thuận lợi để gia tăng khách hàng tiềm năng. Trong kinh doanh Online cũng vậy, người dùng thực hiện hàng ngàn truy vấn tìm kiếm mỗi ngày để thể hiện sự quan tâm tới ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Nếu bạn không xuất hiện trên bảng kết quả tìm kiếm thì cũng đồng nghĩa với việc bạn không sở hữu vị trí thuận lợi như kinh doanh truyền thông.


Nếu bạn xuất hiện ở vị trí top đầu bảng xếp hạng tìm kiếm chính là bạn đã giúp cho người dùng có thể tìm thấy bạn khi có họ phát sinh nhu cầu mua hàng. Từ đó bạn sẽ tạo ra trải nghiệm mang tính thương hiệu trong tâm trí của họ. Tối ưu tốt công việc này giúp bạn có cơ hội trở thành thương hiệu được người dùng yêu thích trên Internet.
Gia tăng tỷ lệ ROI
ROI (Return On Invesment) là tỷ lệ lợi nhuận thu về lại được sau khi trừ chi phí đầu tư, ROI càng cao chứng tỏ doanh nghiệp của bạn hoạt động càng hiệu quả.


Với SEO Marketing, bạn có thể:
- Ước tính lợi nhuận đạt được từ lượng traffic trả về
- Nâng cao tỷ lệ chuyển đổi từ nhóm truy vấn được thực hiện và cải thiện doanh thu
- Phân tích, đánh giá thực trang trang web và giải quyết các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu.
Linh hoạt điều hướng khách hàng trên Website Seo Marketing
Website là hình thức Owned Media – kênh truyền thông do chính doanh nghiệp sở hữu. Bởi vì là Owned Media nên website có các lợi ích mà chỉ Owned Media mới có.
Ví dụ: Khi có một campaign mới, website có thể dễ dàng điều hướng user trên trang theo cách mà doanh nghiệp mong muốn bằng Internal Links, Banner website,… mà không cần phải bỏ chi phí.
Theo mô hình PESO, Owned Media thường dẫn đến Earned Media – kênh truyền thông có được nhờ mức độ uy tín của thương hiệu. Bời vì khi website có nội dung hấp dẫn, lôi cuốn, các trang báo thương mại điện tử và người dùng trên phương tiện truyền thông sẽ chú ý.
SEO hỗ trợ tối ưu chi phí tiếp cận khách hàng tiềm năng
Nếu đem SEO ra so sánh với các phương thức tiếp cận khách hàng khác thì SEO thực sự giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí. Bởi khi thực hiện SEO thành công có thể giúp bạn có được cả ngàn lượt truy cập mỗi ngày.
Ví dụ: Bạn có 1000 lượt truy cập mỗi ngày và bán được 100 sản phẩm. Khi thực hiện quảng cáo Adwords, bạn sẽ phải trả phí cho từng lượt truy cập. Và tương tự như các hình thức quảng cáo hiển thị khác, bạn cũng phải trả tiền cho những lượt hiển thị đó. Còn đối với SEO, bạn sẽ không phải mất thêm bất cứ chi phí quảng cáo nào. Quá tuyệt vời phải không?
Seo Web Marketing giúp thấu hiểu hành vi khách hàng
Công việc quan trọng nhất trong quá trình tối ưu hoạt động kinh doanh chính là việc cung cấp thông tin hữu ích cho khách hàng mục tiêu. Để có thể làm tốt điều này, bạn cần nghiên cứu chi tiết về mong muốn, hành vi của khách hàng mục tiêu. Để từ đó có thể tạo ra nội dung chất lượng nhằm mục đích thỏa mãn khách hàng. Quá trình nghiên cứu này chắc chắn sẽ giúp bạn thấu hiểu khách hàng của mình.
SEO giúp bám đuổi khách hàng
Như đã nói ở trên, SEO có thể giúp bạn tối ưu chi phí Ads khi thực hiện kết hợp các chiến lược PPC – SEO kết hợp, điều này có được nhờ hiểu rõ hành vi của người dùng.
Rất nhiều doanh nghiệp phân vân nên chọn PCC hay SEO thế nhưng dưới kinh nghiệm của các chuyên gia SEO Marketing, bạn nên lên chiến lược Remarrketing Target vào những đối tượng có được nhờ SEO. Ví dụ: tệp khách hàng đã truy cập vào trang cụ thể hoặc họ đang nằm trong phễu hành trình khách hàng tiềm năng của bạn.
Nhược điểm của SEO Web là gì?
Để giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về SEO Web là gì, tôi sẽ nói về những hạn chế của SEO. Bên cạnh lợi ích của SEO, thì vấn đề thời gian triển khai hay đối thủ cạnh là những nhược điểm của SEO, cụ thể:
Thời gian triển khai lâu – ảnh hưởng tới cơ hội kinh doanh
Kết quả thứ hạng tìm kiểm của SEO không thể đến trong ngày một ngày hai. Để bài viết trên website của bạn được xuất hiện ở top đầu bảng tìm kiếm sẽ tốn khá nhiều thời gian. Thậm chí có thể vài tuần hoặc có thể lên đến vài tháng. Vì vậy, với SEO web, bạn cần phải có sự kiên nhẫn. Bời vì phương pháp này không phù hợp với những người làm kinh doanh đang cần kết quả ngay lập tức.
Đối thủ cạnh tranh tăng lên
Trong kinh doanh, cạnh tranh là điều chắn chắn sẽ xảy ra. Nhất là với tiềm năng mà SEO đem lại, tin tôi đi bạn không phải là doanh nghiệp duy nhất muốn triển khai SEO đâu!
Hơn nữa, nếu chiến dịch SEO Web của bạn đạt được những kết quả ấn tượng, chắc chắn đối thủ cạnh tranh sẽ thay đổi chiến lược tiếp thị của họ và tiến hành tấn công bạn. Để ngan chặn điều này, bạn chỉ có thể nâng cấp nội dung, trải nghiệm và năng lực SEO cho đội ngũ của mình!
Khó chuyển đổi nếu chỉ phụ thuộc vào SEO
Tôi đồng ý rằng, SEO có tác động tích cực đến tỷ lệ chuyển đổi của website. Nhưng nếu bạn chỉ phụ thuộc vào SEO thì không thật sự hiệu quả, bởi vì việc tạo ra chuyển đổi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bổ trợ khác như:
- Website của bạn đã chuẩn UX/UI hay chưa?
- Content Website của bạn có chất lượng như thế nào?
- Bạn có kế hoạch xây dựng các chiến dịch Remarketing không?
- Bạn có hệ thống CRM để nuôi dưỡng, chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự?
Kết quả thu được từ SEO, Ads hay bất cứ kênh truyền thông mang lại chuyển đổi khách hàng, bạn cần thực hiện song hành:
- Kế hoạch thu hút người dùng theo đúng Chân dung khách hàng thông qua các nền tảng thu hút traffic: SEO, Ads, PR,…
- Kế hoạch tối ưu chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực sự, doanh thu thực thụ,…
Thuật toán Google cập nhật và thay đổi liên tục
Thứ hạng xếp hạng tìm kiếm phần lớn được thực hiện và tối ưu theo thuật toán của công cụ tìm kiếm. Giống như Google có “barem chấm điểm” riêng biệt và khi barem này thay đổi, điểm số xếp hạng cũng sẽ thay đổi. Các công cụ tìm kiếm khác cũng sẽ có những thuật toán khác nhau để đánh giá kết quả tìm kiếm tương ứng.
Ví dụ: Google hiện tại đã cập nhật hơn 200 yếu tố xếp hạng trong thuật toán của họ
Điểm đặc biệt là Google thường có các đợt update bất ngờ để thẳng tay loại bỏ các trang web, nội dung không đạt chất lượng ra khỏi bảng kết quả tìm kiếm. Vì vậy không phải cứ tối ưu SEO Web là đủ, trang web cần được tối ưu tập trung trải nghiệm người dùng, bởi vì mục tiêu cốt lõi của Google chính là cung cấp kết quả tốt nhất cho người dùng.
Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm về cách hoạt động của công cụ tìm kiếm Google tại chính blog của Google tại địa chỉ: https://www.google.com/search/howsearchworks/
14 lưu ý khi làm SEO bạn cần biết
Đa phần khi nhắc tới làm SEO mọi người đều nghĩa rằng đang tối ưu cho Google. Cũng dễ hiểu thôi, Google hiện là công cụ tìm kiếm tới hơn 8 triệu người sử dụng tại Việt Nam. Đó cũng là lý do mà bài viết này tôi sẽ chỉ tập trung vào tối ưu hóa trang web trên Google.
Lưu ý: Có rất nhiều yếu tố để đưa website của bạn lên TOP Google thành công. Nhưng trong bài viết này tôi sẽ đề cập tới 14 điểm lưu ý quan trọng nhất mà bạn cần phải tối ưu khi làm SEO.
1. Xây dựng kế hoạch SEO theo tháng – quý – năm
Kế hoạch SEO (Plan SEO) cần có các mốc thời gian cụ thể để dựa vào đó đưa ra chiến lược hoạt động phù hợp với hiện trạng của doanh nghiệp. Đồng thời xây dựng kết hoạch SEO theo tháng – quý – năm cũng là cách để bạn tập trung đi tới mục tiêu cuối cùng.


Một số lưu ý khi xây dựng kế hoạch SEO mà bạn cần thực hiện:
- Mục tiêu rõ ràng (SEO audit, mở rộng chủ đề,…)
- Hạng mục công việc thực thi chi tiết,…
- Thời gian triển khai, người thực hiện,…
2. Kỹ thuật SEO tối ưu khả năng thu thập dữ liệu
Lưu ý quan trọng thứ 2 mà bạn cần thực hiện chính là tối ưu website giúp Googleboy dễ dàng thu thập dữ liệu.
Googlebot là tên gọi cho quá trình thu thập dữ liệu web của công cụ tìm kiếm Google. Googlebot bao gồm hai loại trình dữ liệu, gồm: Googlebot Destop (trình thu thập dữ liệu mô phỏng người dùng trên má tính để bàn), và Googlebot Smartphone (trình thu thập mô phỏng người dùng trên thiết bị di động).
Để hiểu hơn về tối ưu khả năng thu thập dữ liệu thông qua ví dụ như sau: Giả sử bạn tới tham dự lớp học của một trung tâm bất kỳ, nhưng người bảo vệ tòa nhà lại không cho bạn vào lớp, vậy thì chắc chắn bạn sẽ không thể thu nhận được bất cứ kiến thức nào. Tương tự như vậy, nếu trang web của bạn cũng bị ngăn chặn trong quá trình thu thập dữ liệu thì chắc chắn Google sẽ không thể xếp hạng cho trang web của bạn, đúng không?


Một số thông tin về quá trình thu thập dữ liệu từ Google mà bạn nên biết:
- Ngày 4/11/2016, Google chính thức đưa ra thông báo về việc thử nghiệm lập chỉ mục trên thiết bị di động đầu tiên, thay vì lập chỉ mục trên máy tính để bàn như thời gian trước.
- Ngày 26/3/2018, Google chính thức đưa tin về vấn đề ưu tiên lập chỉ mục trên thiết bị di động (hay còn gọi là Mobile First Indexing)
Nếu bạn là người mới vào nghề, chắc hẳn những gì tôi vừa liệt kê vẫn quá khó hiểu phải không? Vậy thì, tôi sẽ chỉ ra một số tiêu chí kỹ thuật đơn giản hơn. Để tối ưu quá trình thu thập dữ liệu, bạn cần quan tâm tới một số kỹ thuật SEO:
- Sever, máy chủ nơi đặt bạn đặt hosting
- File Robots.txt trên trang của bạn
- Các mã trạng thái HTTP, HTTPs
- Các thẻ Robot Meta Tags trên trang
- Code HTML chuẩn hóa phần nội dung trên website
Nếu bạn không thể tự tối ưu những yếu tố này, bạn có thể nhờ tới sự giúp đỡ từ các chuyên gia lập trình hoặc liên hệ trực tiếp với người tạo ra trang web của bạn. Chỉ vài thao tác đơn giản nhưng kỹ thuật SEO sẽ giúp trang web của bạn trở nên thân thiện hơn với Googlebot.
3. Xây dựng và nghiên cứu từ khóa
Nghiên cứu từ khóa luôn là công việc quan trọng bậc nhất của mọi chiến dịch SEO. Quá trình nghiên cứu từ khóa tác động mạnh mẽ đến chiến lược SEO và ảnh hưởng tới ngân sách đầu tư của cả dự án.
Để quá trình xây dựng và nghiên cứu từ khóa đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần tìm ra bộ từ khóa cần tối ưu. Từ đó hỗ trợ trong quá trình xây dựng chiến lược nội dung. Nếu không xác định đúng bộ từ khóa sẽ tiêu tốn nhiều tài nguyên và không thực sự mang lại kết quả có giá trị cho doanh nghiệp.


Thời điểm hiện tại, bạn cần lưu ý một số yêu cầu khi thực hiện nghiên cứu từ khóa:
- Chú ý tới Sematic Keyword. Việc tối ưu theo Semantic KW sẽ giúp cho Google và người dùng hiểu rõ nội dung, thông điệp mà bạn muốn truyền tải. Từ đó đánh giá và xếp hạng website ở vị trí cao hơn.
- Xác định Ý định tìm kiếm của người dùng (Search Intent)
- Lập chủ mục ngữ nghĩa tiềm ẩn của bộ từ khóa (LSI Keyword)
- Xây dựng chiến lược từ khóa đuôi dài (Long tail Keyword)
Làm SEO chưa bao giờ dễ dàng, việc nghiên cứu và lựa chọn từ khóa SEO cũng vậy. Tôi khuyên bạn nên dành thời gian và sự nghiêm túc để tìm kiếm bộ từ khóa hiệu quả. Bạn cũng có thể nhờ tới sự giúp đỡ của các chuyên gia SEO hoặc những người đi trước để hoàn tất quá trình này.
4. Tối ưu cấu trúc website
Hiểu đơn giản thì việc tối ưu cấu trúc website chính là cách mà bạn tổ chức và sắp xếp nội dung website. Một trang web thường bao gồm nội dung về nhiều chủ đề được đan xen và trình bày trên các bài đăng (post) và trang (page).


Tối ưu cấu trúc website là cách các nội dung liên quan được liên kết và trình bày phục vụ người đọc. Nếu cấu trúc website đủ tốt, người dùng có thể dễ dàng tìm thấy và Google cũng dễ dàng lập chỉ mục. Tại website DigiAtoZ, tôi thường phân loại content liên quan tới cấu trúc website (không tính nội dung trên trang chủ):
- Danh mục các bài viết
- Chuyên mục từng bài viết
- Bài viết độc lập trên trang (Page)
- Bài viết nội dung tin tức (Post)
- Bài viết về sản phẩm (Product hoặc Detail)
- Các thẻ tags
5. Sáng tạo Content và Xây dựng bài viết chuẩn SEO
Công việc bắt buộc và khó nhất khi làm SEO chính là viết bài. Thật khó để xây dựng website mà bài viết nào cũng đem lại giá trị cho người dùng. Bởi vì để tạo ra một bài viết chất lượng bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian và mất rất nhiều công sức.


Tôi thường tạo ra các bài viết hàng tuần trên website. Giai đoạn đầu mới xây dựng website thì số lượng có thể nhiều hơn. Giai đoạn sau thì chỉ từ 1 đến 2 bài/tuần. Đôi khi “vì lười” mà tôi chỉ có thể tạo ra 1 bài/tuần hoặc 1 bài/tháng.
Một trong những kỹ thuật có thể hỗ trợ bạn trong quá tình sáng tạo Contnet và xây dựng bài viết chuẩn SEO chính là SEO Writting. Ngoài ra để tạo ra nội dung có giá trị, bạn có thể tham khảo các chủ đề liên quan tới Content Marketing mà tôi đăng tải trên website
6. Phân tích và tối ưu On-page
Onpage SEO đại diện cho độ lành mạng của một website. Tối ưu Onpage tốt gíup trang web của bạn xuất hiện tại các vị trí kết quả đặc biệt như Knowledge Graph hoặc Feature Snippet, nơi dễ dàng tiếp cận với người dùng.
Đoạn trích nổi bật (Feature Snippet) là một đoạn nội dung được hiển thị trên kết quả tìm kiếm được Google trích dẫn từ nội dung có trong website, nhằm giải đáp nhanh chóng thắc mắc của người dùng. Snippet (hay gọi là TOP 0) ảnh hưởng lớn tới CTR của website trên trang xếp hạng tìm kiếm, bao gồm: Thẻ tiêu đề, thẻ mô tả và URL,…
Ba yếu tố trên càng liên quan tới từ khóa từ kiếm và mục đích người dùng thì càng có cơ hội được người dùng nhấp vào. Đó là lý do tôi thường xuyên thực hiện phân tích Snippet để đáp ứng tốt nhất truy vấn của người dùng trên SERP (Search Engine Results Page), xem liệu nó đã đủ hấp dẫn chưa?
Để phân tích và tối ưu Onpage cho người dùng và công cụ tìm kiếm Google, bạn cần lưu ý:
- Tối ưu từ khóa cho các thẻ Head, cho URL,…
- Đặt tiêu đề hấp dẫn để tăng tỉ lệ CTR
- Xây dựng Meta Description cho tất cả nội dung
- Quy hoạch hệ thống Internal Links hiệu quả
- Sửa và xóa các Broken Links
- Thêm Alt Text cho hình ảnh
- …
Đây mới chỉ là một phần quan trọng mà bạn cần thực hiện khi làm SEO, tôi sẽ đăng tải một số bài viết chuyên sâu về SEO Onpage trong thời gian tới.
7. Phân tích và tối ưu Off-page
Trái ngược với Onpage, Offpage là công việc tối ưu bên ngoài website của bạn. Những công việc này có thể bao gồm tối ưu mạng xã hội (Social), quá trình xây dựng liên kết (Link Building) và xây dựng danh tiếng thương hiệu (Mention hoặc Brand Reputation)
Offpage SEO là kỹ thuật tối ưu tốn rất nhiều thời gian, bởi quá trình tìm kiếm và xây dựng hệ thống tạo tín hiệu quảng bá cho trang web không hề đơn giản. Công việc này hết sức nhạy cảm bởi nếu không tuân thu đúng quy định của Google rất có thể website của bạn sẽ bị phạt vì vi phạm nguyên tắc quản trị trang web hoặc mưu đồ liên kết của Google. Tuy nhiên người làm SEO vẫn luôn dành phần lớn thời gian để thực hiện công việc liên quan tới Offpage để cải thiện E-A-T cho website.
Tại Việt Nam, các diễn đàn và blog 2.0 tương đối ít dẫn tới quá trình tối ưu SEO Offpage vô cùng khó khăn, nhất là với những bạn mới làm SEO. Còn đối với những chuyên gia có kinh nghiệm thì rất có thể họ đang sở hữu hệ thống xây dựng link riêng, nên họ có khả năng phát triển và duy trì thứ hạng tốt hơn.
Trường hợp bạn không có đủ tài nguyên để SEO Offpage bằng backlink, bạn có thể tập trung nguồn lực vào việc tối ưu mạng xã hội. Sức mạnh của các trang mạng xã hội nếu được triển khai đúng cách sẽ đem lại nhiều lợi ích giúp cho website của bạn dễ dàng được thăng hạng.
8. Tương tác trực tuyến với khách hàng
Việc thực hiện tương tác trực tuyến với khách hàng thông qua nội dung có tính kế nối hoặc những bình luận, câu giao tiếp, câu hỏi,… như cách tôi đang “giao tiếp” với bạn thông qua bài viết này. Từ đó khiến mức độ yêu thsich và tin tưởng dành cho trang web của bạn cao hơn. Điều này đồng nghĩa là bạn cũng có cơ hội hiểu rõ về khách hàng mục tiêu của mình.
9. Tối ưu phù hợp với thiết bị di động
Theo số liệu thống kê về việc sử dụng Internet tại Việt Nam, có tới hơn 61 triệu người sử dụng thiết bị điện thoại thông minh để truy cập Internet. Con số này có ý nghĩa nếu bạn đang sở hữu một trang web và là yếu tố không thể không bỏ thời gian để tối ưu web trở nên thân thiện hơn với các thiết bị di động.
Hơn nữa, Google hiện tại đang ưu tiên hơn cho việc lập chỉ mục trên các thiết bị di động. Vì vậy quá trình tối ưu website thân thiện hơn với thiết bị di động trở thành tiêu chí bắt buộc. Có rất nhiều cách để bạn tối ưu cho các thiết bị di động:
- Sử dụng chung đường dẫn nhưng tạo ra 2 phiên bản website: giao diện máy tính và giao diện di động.
- Sử dụng 2 đường dẫn khác nhau dành riêng cho máy tính để bàn và di động
- Sử dụng chung 1 đường dẫn và giao diện máy tính có khả năng co giãn khi truy cập bằng thiết bị di động (Responsive)


Thông thường, đa số websmaster sử dụng công nghệ Responsive để tối ưu trang web thân thiện hơn với thiết bị di động, bởi tính linh hoạt mà công nghệ này mang tới.
Ngoài ra, bạn có thể luu tâm tới công nghệ Acceslerated Mobile Page (hay còn gọi là AMP) cho phép người dùng tối ưu hiệu suất tổng thể của trang web. AMP cũng là công nghệ được Google khuyến khích webmaster sử dụng cho website của mình.
Hiểu đơn giản khi website sử dụng công nghệ AMP người dùng truy cập website bằng di động sẽ dễ dàng tìm thấy website của bạn. Lúc này tốc độ load của trang cực kỳ nhanh, tạo trải nghiệm “ngay lập tức” cho người dùng truy cập.
Các tính năng của công nghệ AMPT tuyệt vời như vậy nhưng đáng tiếc là khi sử dụng công nghệ này website sẽ không thể thu thập thông tin, không thể bình luận hoặc chức năng giỏ hàng cũng không thể sử dụng. Vì vậy, để tối ưu tốt cho thiết bị di động, webmaster nên sử dụng Responsive. Vài trang tin tức hiện nay vẫn đang sử dụng công nghệ AMP nhưng con số này không đáng kể.
10. Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng chuẩn UX/UI
Ngày 26/10/2015 Google chính thức sử dụng thuật toán RankBrain để sắp xếp thứ hạng tìm kiếm. Các phương pháp làm SEO cũng có thay đổi nhât định, đặc biệt là với việc tối ưu tín hiệu trải nghiệm người dùng trở thành tín hiệu xếp hạng quan trọng trong quá trình đưa website lên TOP.
RankBrain đã trở thành một phần không thể thiếu của thuật toán xếp hạng, thuật toán này sử dụng công nghệ máy học để xác định kết quả phù hợp với những truy vấn tìm người từ người dùng. Để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, tôi đề xuất cho bạn 4 lưu ý:
- Chú ý tới thời gian dừng của người dùng trên trang tại mỗi phiên truy cập (Dwell time)
- Chú ý tới ý định tìm kiếm của người dùng (Search Intent)
- Chú ý tới tỉ lệ nhấp (CTR)
- Chú ý tới tỉ lệ thoát trang (Bounce Rate)
Ngoài ra, thiết kế của website cũng là yếu tố ảnh hưởng tới trải nghiệm của người dùng khi truy cập website. Tôi thường xem lại các trang để xem chúng có thực sự đáp ứng mục tiêu của Persona hay không. Persona là một người dùng giả định trên cơ sở người dùng truy cập website của bạn.
Bạn cũng có thể sử dụng bản đồ nhệt (heatmap) để biết được đặc điểm điều hướng của người dùng. Chẳng hạn xác định vùng mắt người dùng tập trung, vùng người dùng click nhiều nhất, vùng người dùng dừng lại lâu nhất,… từ đó cập nhật vị trí CTA, Button, Banner để tẳng CTR hiệu quả.
11. Đăng tải bài viết, quảng cáo trên Social Network
Cho dù nội dung bạn tạo ra có chất lượng như thế nào thì cũng sẽ trở nên vô dụng nếu nội dung đó không thể tiếp cận được người dùng. Một phương pháp phổ biến để đạt được điều này chính là thông qua Social Media Marketing (quảng cáo trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube,…). Nơi đóng vai trò là cầu nối để bạn quảng bá nội dung của mình, nhất là khi bạn sở hữu lượng lớn người dùng hoặc mức tương tác nhất định.
Điều quan trọng nhất là bạn cần hiểu độc giả của mình thao tác trên mạng xã hội như thế nào để lên các chiến lược phù hợp.
12. Đánh giá, phân tích đối thủ
Trong quá trình làm SEO, có bao giờ bạn bạn tự đạt câu hỏi: Làm SEO là làm gì? Kỹ thuật/Chiến lược mà đối thủ đang áp dụng để SEO là gì?


Làm SEO (Search Engine Optimization) có nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là quy trình giúp doanh nghiệp tăng chất lượng và lưu lượng truy cập bằng cách nâng cao thứ hạng và khả năng hiển thị hơn đối thủ cạnh tranh trên các công cụ tìm kiếm.
Trường hợp này, tôi không chỉ đề cập tới đối thủ cạnh tranh trên thương trường mà còn cả đối thủ trên trang kết quả tìm kiếm (SERP). Vì vậy mà tôi thường theo dõi, cập nhật chiến thuật SEO mới nhất để không bị đối thủ bỏ lại phía sau.
13. Phân tích User Persona
Như tôi đã từng đề cập về chân dung khách hàng trong rất nhiều bài viết, User Personar sẽ quyết định toàn bộ chiến lược Digital Marketing của bạn. Vì vậy hãy lên kế hoạch, phân tích và đánh giá User Persone thường xuyên. Điều sẽ giúp bạn biết được chiến lược SEO hiện tại có nhắm đúng đối tượng khách hàng lý tưởng hay không.


Tôi thường thực hiện phân tích khi cần, nhưng tôi khuyên bạn nên phân tích về chân dung khách hàng của mình định kỳ 6 tháng 1 lần. Để từ đó xây dựng nội dung phù hợp với Profile Personar hoặc xây dựng nội dung chất lượng,…
14. Đánh giá, phân tích và đo lường hiệu quả SEO
Sau khi đã tối ưu một thời gian nhất định, lúc này website của bạn đã nhận được nhiều tín hiệu hơn (tín hiệu Onpage và Offpage). Tiếp theo, bạn cần sử dụng các công cụ để đánh giá, phân tích và đo lường hiệu quả của quá trình SEO vừa qua.
Có rất nhiều công cụ SEO có thể hỗ trợ bạn thực hiện điều này, tuy nhiên tôi đề xuất 2 công cụ quan trọng bậc nhất chính là: Search Console và Google Analytics.
Google Analytics sẽ giúp bạn tìm hiểu các hành vi của người dùng khi họ truy cập website. Ngoài ra Google Analytics còn giúp bạn biết rõ những trường thông tin quan trọng, bao gồm:
- Lượng người truy cập trong ngày, tháng, năm,…
- Thông tin nhân khẩu học của đối tượng truy cập
- Thời gian người dùng ở lại trên trang với mỗi bài viết (Time on-site)
- Số lượng trang mỗi phân truy cập (Page View)
- Và một số chỉ số khác nữa,…
Search Console là công cụ yêu thích của hầu hết người làm SEO, trước đây Search Console có tên gọi là Google Webmaster Tools. Công cụ này giúp bạn có thể phân tích được hiệu suất của website, giúp chủ trang web có thể dễ dàng phát hiện và khắc phục các lỗi trên web như trùng lặp thẻ tiêu đề, trung lặp đoạn miêu tả,… Ngoài ra Search Console còn giúp bạn biết được những nguồn liên kết đang được trỏ tới website của bạn, cùng một số điều tuyệt vời khác nữa.


Vừa rôi tôi đã chia sẻ với bạn 14 yếu tố quan trọng bậc nhất khi làm SEO. Lưu ý rằng còn rất nhiều tiêu chí, kỹ thuật SEO khác nữa. Nhưng nếu tối ưu thật tốt 14 yếu tố này đã đủ cho website của bạn thăng hạng đáng kể. Tôi sẽ chia sẻ về các công cụ hỗ trợ làm SEO trong phần tiếp theo của bài viết!
Quy trình SEO làm như thế nào?
Quy trình SEO bao gồm nhiều thuật ngữ, kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp và khiến những người mới bắt đầu dễ bỏ cuộc. Tuy nhiên, tôi đã hệ thống hóa cách SEO làm như thế nào thông qua Infographic bên dưới. Hãy bắt đầu với những kỹ thuật đơn giản sau đó mới tới kỹ thuật phức tạp hơn.


- Nghiên cứu từ khóa (Kewords): Sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí hoặc trả phí. Điều quan trọng nhất là bạn cần hiểu điều khách hàng của bạn họ đang tìm kiếm điều gì trên Internet?
- Xây dựng Content (bài viết): Triển khai Content Expert dựa trên bộ từ khóa (Keyword) mà bạn đã Research trước đó.
- Tối ưu Onpage: Tối ưu từ khóa, meta description, thẻ heading, hình ảnh, video,… cho phù hợp các nội dung mà bạn đã triển khai.
- Tối ưu Offpage: Xây dựng hệ thống backlink tạo độ trust và thúc đẩy SEO tổng thể.
- Theo dõi kết quả: Bám sát kết quả mà bạn đã triển khai các bước trước đó để điều chỉnh hoặc đưa ra những mục tiêu tiếp theo.
- Tối ưu nâng cao: Tiếp tục theo dõi, phân tích sâu hơn và thực hiện tối ưu nâng cao. Đơn giản vì giữ TOP khó hơn SEO lên TOP.
- Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi – CRO: Mục đích cuối cùng của SEO là giá trị thương hiệu và doanh thu. Bạn nên tối ưu CRO để quá trình SEO trở nên hiệu quả.
Lưu ý: Nếu có bất cứ chỉnh sửa hay update gì mới trên bài viết, hãy thường xuyên thực hiện Submit URl trên Google Search Console để Googlebot nhanh chóng Crawl lại dữ liệu cho bạn nhé!
Kỹ năng bắt buộc của nhân viên SEO
Trước khi tới với các kỹ năng bắt buộc của nhân viên SEO, chúng ta cùng tìm hiểu Nhân viên SEO là gì?
Nhân viên SEO chính là người đảm nhiệm công việc SEO của doanh nghiệp hoặc dự án. Cụ thể, nhân viên SEO sẽ là người xây dựng kế hoạch SEO, quản lý chiến lược SEO, thực hiện SEO…. Tuy nhiên, tùy thuộc vào vị trí là quản lý hay chuyên viên mà nhiệm vụ, mô tả công việc của nhân viên SEO cũng sẽ thay đổi.


Ngành nghề nào cũng sẽ có đòi hỏi nhất định về kiến thức, kỹ năng và nghề SEO cũng vậy. Dưới đây là một số kỹ năng cần có để trở thành một nhân viên SEO chuyên nghiệp:
Tư duy tổng quan về nghề SEO
Tại Việt Nam, có rất nhiều trường phát SEO đang tồn tại: SEO mũ trắng, SEO mũ xám, SEO mũ đen,… Mỗi trường phái lại có quan điểm và hướng đi riêng biệt. Vấn đề làm nghề SEO theo phương pháp nào là chính thống, hiệu quả, không bị phạt và bền vững,…
Phần tư duy tổng quát về nghề SEO là gì sẽ giúp nhân viên SEO tập trung tư duy làm SEO ngay từ đầu, nó giống như một kim chỉ nam giúp họ đi dúng hướng.
Nghề SEO là một bộ phận của Marketing tuy nhiên công việc của người làm SEO sẽ chủ ys liên quan tới kỹ thuật. Chính vì vậy, nếu bạn là người có tư duy logic, có khả năng làm việc với các con số thì đây là công việc rất phù hợp. Để có tư duy tổng quan về nghề SEO bạn có thể đọc nhiều sách liên quan tới chuyên ngành, tham gia các khóa học đào tạo chuyên sâu về SEO và triển khai các dự án liên quan tới kỹ thuật,….
Khả năng phân tích và suy luận
Trong suốt quá trình làm việc của nhân viên SEO, bên cạnh nhiệm vụ chính là tối ưu website thì họ cần đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, cập nhật thuật toán Google, phân tích dữ liệu,…
Bởi trong suốt quá trình triển khai SEO, chắc chắn bạn sẽ gặp phải những vấn đề như: SEO trang A nhưng trang B lại ranking, website bị dính phạt,… và vô số vấn đề đòi hỏi khả năng phân tích, suy luận và đưa ra phương án giải quyết hiệu quả.
Khả năng sử dụng Excel để sắp xếp, phân loại
Nếu bạn là sử dụng thành thạo Excel thì xin chúc mừng bạn đang có lợi thế để trở thành nhân viên SEO. Nhưng nếu bạn chưa thành thạo công cụ này mà vẫn muốn triển khai SEO thì bạn nên bắt tay vào học Excel ngay bây giờ đi.


Nhân viên SEO sẽ phải tiếp xúc với nhiều dữ liệu website. Những dữ liệu này buộc bạn phải thống kê, sắp xếp và lưu trữ dữ liệu. Nếu không thành thạo Excel thì bạn sẽ gặp khó trong quá trình làm nghề và rất dễ khiến cho mọi thứ trở nên rối tung.
Am hiểu ngôn ngữ lập trình
Những gì bạn thấy trên một website khác với những gì Google thấy. Bởi vì thông tin website được lưu trữ dưới dạng các đoạn code, vậy nếu bạn am hiểu ngôn ngữ lập trình sẽ giúp ích trong quá trình làm việc.
Lưu ý về nghề làm SEO
Mỗi lĩnh vực kinh doanh sẽ có những yêu cầu và đặc thù riêng biệt. Tuy nhiên để thực hiện thành công một dự án SEO cho doanh nghiệp, bạn cần tuân thủ những tiêu chí về nghề làm SEO dưới đây:
- Xác định mục tiêu mà bạn mong muốn khi thực hiện một dự án SEO là gì? Chỉ khi xác định được đích đến bạn mới có thể vạch ra đường hướng đúng đắn, giúp công việc diễn ra thuận lợi và suôn sẻ.
- Nghiên cứu, đánh giá và phân tích website doanh nghiệp. Từ đó nắm bắt thông tin về đối thủ cạnh tranh.
Bộ công cụ hỗ trợ SEO hiệu quả
Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ quá trình SEO hiệu quả. Do giới hạn thời lượng của bài viết, tối chỉ giới thiệu tới bạn bộ cung cụ phổ biến nhất. Từ đây bạn có thể tìm hiểu và sử dụng các công cụ, phần mềm hỗ trợ khác.
Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về thuật ngữ công cụ SEO:
Thuật ngữ công cụ seo là gì?
Công cụ SEO là công cụ kỹ thuật hỗ trợ SEOer (người làm SEO) trong việc kiểm tra, đo lường và cải thiện kết quả của việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Thuật ngữ “công cụ SEO” tiếng Anh gọi là SEO tool, thường là phần mềm, ứng dụng chạy độc lập hoặc tích hợp trên website của đơn vị cung cấp.
Việc sử dụng công cụ SEO cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần tải xuống và cài đặt trên trình duyệt là đã có thể sử dụng,… Với một số công cụ khác thì bạn chỉ cần đăng ký tài khoản, sau đó gắn một đoạn mã (code) vào website là xong.
Bộ công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa
Nghiên cứu từ khóa là công việc vô cùng quan trọng, bạn hãy sử dụng các công cụ dưới đây để xây dựng bộ từ khóa hiệu quả cho trang web của mình. Bộ công cụ nghiên cứu từ khóa mà tôi thường sử dụng:
- Công cụ Google Keyword Planner
- Công cụ Ahref
- Công cụ Keywordtool.io
- Công cụ Spineditor
Bộ công cụ phân tích website (Audit website)
Phân tích Website (Audit Website) giúp bạn xác định ưu nhược điểm của website so với đối thủ cạnh tranh. Từ đó xây dựng kế hoạch làm SEO hiệu quả. Tôi thường sử dụng bộ cung cụ sau:
- Công cụ Scremming Frog
- Công cụ Website Auditor
- Công cụ Ahref
- Công cụ Website Auditor
- Công cụ Google Search Console
- Công cụ SEO Web Page Analyzer
- Công cụ Panguin tool
Bộ công cụ tối ưu Onpage
- Extension SEOquake
- Công cụ SEO Site Checkup
- Công cụ Robots.txt Generator
- Công cụXML Sitemaps
- Công cụ Schema Creator
- Công cụ Cora SEO: tối ưu onpage nâng cao
- Công cụ Google Pagespeed Insights đo tốc độ load
Bộ công cụ phân tích liên kết
- Công cụ Ahrefs
- Công cụ Open site explorer
- Công cụ Moz Link Explorer
- Công cụ LinkMiner
Bộ công cụ tối ưu content
- Công cụ Yoast SEO
- Công cụ Ahrefs SEO toolbar
- Công cụ Surfer SEO
- Công cụ Google Keyword Planner
- Công cụ KWFinder
- Công cụ SERP Robot
- Công cụ Copyscape
- Công cụ Keywordtool.io
- Công cụ Google Trend
Bộ Công cụ cải thiện UX/UI
- Công cụ Google PageSpeed Insights
- Công cụ SERP Simulator
- Công cụ Google Mobile Friendly Test
Bộ công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa
Bộ công cụ dưới đây là bộ công cụ mà tôi đầu tư đầu tiên trong sự nghiệp làm SEO, bởi chúng rất cần thiết. Chúng giúp tôi giảm bới thời gian phải kiểm tra thứ hạng từ khóa, ngoài ra một số công cụ còn có thể đưa ra cảnh báo khi thứ hạng từ khóa có sự thay đổi.
- Công cụ Rank Tracker (trong bộ cugn cụ của SEO Powersuite)
- Công cụ Serprobot
Như bạn thấy đấy, công cụ hỗ trợ SEO thì nhiều vô kể, nếu có điều kiện bạn hãy trải nghiệm tất cả các công cụ trên để có thể chọn ra người bạn đồng hành trong suốt chặng đường học và làm SEO.
Giới thiệu các thuật toán của Google – Cơ sở đánh giá SEO hiệu quả
Thuật toán của Google ảnh hưởng mạnh mẽ tới kết quả SEO của nhiều website. Vì vậy, khi triển khai SEO bạn cần biết cách thích ứng với những thay đổi liên tục đến từ Google – Cơ sở đánh giá SEO hiệu quả. Dưới đây là 9 thuật toán quan trọng nhất của Google mà các SEOer cần phải biết: Panda, Penguin, Hummingbird, Pirate, Pigeon, Rankbrain, Mobile Friendly, Possum, Fred,…


Thuật toán gấu trúc (Panda)
Mục đích của thuật toán Panda là loại bỏ các website có chất lượng nội dung thấp, nghèo nàn ý tưởng, spam hoặc copy,… Khi các website vi phạm các lỗi trên về bị phạt Panda thì việc được xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm là điều bất khả thi.
Thuật toán chim cánh cụt (Penguin)
Tương tự như thuật toán Panda, Penguin phạt các website có hồ sơ liên kết kém chất lượng, liên kết spam và không tự nhiên. Và chắc chắn bạn không thể đứng TOP đầu bảng tìm kiếm khi bị thuật toán Penguin xử lý.
Thuật toán Pirate
Mục đích của thuật toán Pirate chính là xử phạt các website vi phạm bản quyền nội dung và bị báo cáo vi phạm nhiều lần.
Thuật toán chim ruồi (Hummingbird)
Với thuật toán Hummingbird, những website có bài viết nhồi nhét từ khóa vô tội vạ hoặc có mục tiêu từ khóa không chính xác đều sẽ bị xử phạt.
Thuật toán chim bồ câu (Pigeon)
Những website tối ưu hóa kém, thiết lập Google My Business sai cách, gặp phải sự mâu thuẫn với thông tin liên hệ doanh nghiệp hoặc thiếu trích dẫn trong thu mục địa phương đều bị thuật toán Pigeon xử phạt.
Thuật toán Mobile Friendly
Giống như tên gọi, thuật toán Mobile Friendly sẽ tiến hành sàng lọc các website không có phiên bản dành cho thiếu bị di động, các website có fonts chữ quá nhỏ hoặc các dòng quá gần nhau, gây khó khăn trong trải nghiệm người dùng,… website chứa quá nhiều Plugins không cần thiết hoặc chế độ xem không tốt đều bị xử phạt.
Thuật toán RankBrain
Mục tiêu của thuật toán RankBrain chính là xử phạt các website thiếu sự liên quan đến truy vấn cụ thể hoặc trải nghiệm người dùng kém. Thuật toán này còn xử phạt các website có địa chỉ trùng nhau hoặc cung cấp dịch vụ tương đồng nhau.
Thuật toán Possum
Thuật toán Possum có chức năng xử phạt các website có địa chỉ giống nhau hoặc cung cấp dịch vụ tương tự nhau.
Thuật toán Fred
Đối tượng mà thuật toán Fred nhắm đến là website chứa quá nhiều quảng cáo, chất lượng nội dung kém, spam hoặc nội dung không hướng đến người dùng. Thuật toán này ra mắt khiến nhiều website out TOP và bị giảm traffic. Thậm chí có những website bị giảm đến mức chỉ còn 1 phần 10 so với trước.
Cập nhật xu hướng SEO bền vững
Việc cập nhật xu hướng SEO là cách giúp bạn SEO hiệu quả hơn. Cập nhật sớm các xu hướng SEO giúp bạn có được lợi thế cạnh tranh với những doanh nghiệp khác trên thị trường Internet. Dưới đây là 4 xu hướng SEO mà bạn cần nắm bắt để triển khai SEO bền vững:
Entity Layer và Content Hub
Entity Layer
Entity Building được đánh giá là yếu tố quan trọng bậc nhất với việc xác định thứ hạng của Website trên các công cụ tìm kiếm. Entity được xác định là thứ tồn tại duy nhất, độc nhất, có thể nhận diện và phân biệt với các thứ khác.


Hiểu một cách đơn giản thì xây dựng Enity chính là cách giúp Google nhận diện website của bạn trên Internet, từ đó tin tưởng website của bạn và thúc đẩy nó tăng trưởng bền vững.
Content Hub
Content Hub là một loại Content được sử dụng để giữ chân khách hàng, đảm bảo lượt ghé thăm website sẽ trở lại trong tương lai.
Content Hub bao gồm: Hero, Hygiene Content, Hub đơn giản và dễ hiểu. Mô hình kim tự tháp Content này có nhiều nét tương đồng với mô hình AIDA. Tuy nhiên, Content Hub đã được tinh gọn hơn giúp người làm chiến lược có cái nhìn tổng quan và dễ triển khai các chiến lược SEO.


Content Hub được xây dựng làm trung tâm, nơi mà các loại Content khác đảm bảo người dùng sẽ chuyển tới cuối cùng.
Hub chính là content trung tâm, nơi mà các content khác đảm bảo người dùng phải chuyển đến cuối cùng.
Xếp hạng Google Passage Ranking
Nếu bạn chưa biết về Google Passage Ranking thì tôi sẽ trình bày sơ lược về nó:
Tìm kiếm cụ thể là một thứ gì đó khó xác định và khó cho ra kết quả đúng, vì vậy, Google đã tìm ra cách trả lời nằm sâu trong nội dung của trang. Cụ thể, Google không chỉ xếp hạng website bằng các từ khóa tìm kiếm mà còn xếp hạng các đoạn nội dung trong trang. Và đây chính là Google Passage Ranking.


Seo Score (điểm Seo) là thước đo mức độ đóng góp trên tất cả khía cạnh kỹ thuật và giao diện người dùng trên trang web, dựa vào việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và cuối cùng là xếp hạng cao hơn và cung cấp lưu lượng truy cập miễn phí.
Chính vì vậy, nếu nắm rõ xu hướng xếp hạng Google Passage và triển khai nó đúng cách bạn sẽ giúp website của mình có nhiều cơ hội được xếp hạng cao hơn.
Yếu tố Core Web Vitals
Yếu tố Core Web Vitals hiểu đơn giản là tập hợp các yếu tố mà Google đánh giá cao và đánh giá là quan trọng nhất với trải nghiệm người dùng. Core Web Vitals được đánh giá dựa trên 3 tiêu chí đo lường của người dùng: Frist Input Delay, Largest Contentful Paint và Cumulative Layout Shift.


Core Web Vitals có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng của website nhưng nó không phải là yếu tố tạo nên hoặc có thể phá vỡ xếp hạng. Tuy nhiên, tối ưu yếu tố Core Web Vitals là điều bạn nên hướng tới để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Yếu tố Visual Search
Visual Search là yếu tố mà bản thân tôi nhận định rằng nó đang “xu hướng” trong thời gian gần đây. Cụ thể hơn, yếu tố Visual Search là công nghệ cho phép người dùng sử dụng các truy vấn bằng hình ảnh để tìm kiếm.


Một số liệu thống kê đã chỉ ra rằng Visual Search đang dần trở thành xu hướng cần nắm bắt khi mà Google Lens đã được sử dụng 1 tỷ lần, Printerest đã nhận hơn 600 triệu lượt Visual Search hàng tháng. Trong đó hơn 36% người dùng tại Mỹ đang sử dụng Visual Research.
Đừng bở qua yếu tố này nếu bạn muốn Website của mình phát triển bền vững trong tương lai nhé!
Câu hỏi thường gặp khi thực hiện SEO Search
Nội dung cuối cùng mà tôi muốn gửi tới bạn chính là những câu hỏi thường gặp khi thực hiện SEO Search. Hi vọng thông qua chúng, bạn có thể trả lời thắc mắc của mình trong quá trình triển khai SEO:
SEO Việt Nam là gì?
SEO Việt Nam (hay Sponsors for Educational Opportunity – Việt Nam) là chương trình phát triển sự nghiệp uy tín tại Việt Nam, thường được tổ chức hàng năm kể từ 2009. SEO Việt Nam hướng đến đối tượng là các bạn sinh viên đang học tập tại Việt Nam và những du học sinh Việt Nam trên toàn thế giới, nhằm nuôi dưỡng thế hệ lãnh đạo trong tương lai.
SEO là viết tắt của từ gì, mục đích của SEO là gì?
SEO viết tắt tắt của Search Engine Optimization có nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. SEO là một kỹ thuật đặc biệt được thực hiện trong Internet Marketing. Mục đích của SEO là giúp website đạt được thứ hạng cao trên trang tìm kiếm, tiêu biểu là Google.
Phần mềm seo là gì?
Phần mềm SEO là những công cụ hỗ trợ SEO, cũng có thể coi là những dịch vụ Web cung cấp hỗ trợ quá trình SEO như Google Search Console hoặc Google Analytics,…. cũng có thể hiểu là phần mềm SEO.
Dịch vụ SEO là gì?
Trước khi tìm hiểu dịch vụ SEO là gì, bạn cần ôn lại khái niệm SEO nghĩa là gì. SEO (Search Engine Optimization) là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và là giải pháp giúp website cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.


Dịch vụ SEO là dịch vụ được cung cấp từ một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ SEO hoặc một chuyên gia SEO, với mục đích tối ưu Website của bạn trên công cụ tìm kiếm, cải thiện sự hiện diện, tăng lưu lượng truy cập hoặc tăng doanh thu,…
SEOer có được coi là một nghề?
Trên thực tế, ngành SEO phát triển mạnh tại Việt Nam từ những năm 2009, tuy nhiên đến năm 2014 thì SEO mới chính thức được coi là một nghề. Năm 2014 báo Vnexpress phỏng vấn một số chuyên gia khác tại Việt Nam và chính thức đăng bài: “Nghề SEO được trọng vọng vì kinh doanh online nở rộ”.
Kể từ thời điểm đó tới nay SEO đã được công nhận là một nghề tại Việt Nam, hiện tại nếu bạn thực hiện các từ khóa liên quan đến tuyển dụng SEO trên Google, bạn sẽ thấy có tới 19 triệu kết quả liên quan được trả về. Với thông tin như vậy đủ thấy các doanh nghiệp hiện tại quan tâm và cần nguồn nhân lực SEO mạnh mẽ như thế nào.
SEO và IT – Giống nhau và khác nhau ở điểm gì?
Nghề SEO và nghề IT là hai nghề có kiến thức chuyên môn khác nhau hoàn toàn. Công việc IT sẽ có các đầu việc liên quan đến việc lập trình máy tính, còn công việc SEO sẽ liên quan tới việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
SEO có cần biết viết content hay không?
“Content is King”, đặc biệt khi SEO content quyết định 90% việc một bài viết có thể lên top được hay không. SEO có giỏi đến mấy nhưng content không chất lượng thì chắc chắn bạn sẽ khó có thể đạt được thứ hạng như mong muốn trên Google. Nghề SEO có thể không trực tiếp sản xuất ra các bài content nhưng cũng cần có kỹ năng viết bài cơ bản để có thể review lại những nội dung giúp cho bài viết chuẩn SEO trước khi được đăng tải.
Nhân viên SEO có cần phải biết Design không?
Một bài viết sẽ bao gồm nhiều thành phần, trong đó có cả hình ảnh và đôi khi là video nữa. Nếu bạn có một team thiết kế hình ảnh riêng thì không cần quá bận tâm tới việc thiết kế, nhưng nếu không có thì bạn hoàn toàn có thể trang bị khả năng design hình ảnh cho bài viết của mình. Bạn không nhất thiết phải có được kỹ năng như một designer chuyên nghiệp, nhưng nên ở mức cơ bản để tốt cho công việc SEO của bạn.
Phương pháp xây dựng hiệu quả Google SEO là gì?
Tùy thuộc ngành nghề kinh doanh, các dự án SEO sẽ có những chiến lược và phương pháp khác nhau. Vậy nên tìm ra phương pháp xây dựng hiệu Google SEO cho mọi dự án là điều không tồn tại. Việc này đòi hỏi bạn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và đánh giá về thị trường, sau đó rút ra phương pháp áp dụng hiệu quả nhất đối với hoạt động kinh doanh hiện tại.
SEO bao lâu thì mới có kết quả?
Đối với thị trường không có mức độ cạnh tranh quá cao thì trung bình mất từ 3 tháng đến 6 tháng để website có thể tăng trưởng. Đối với những thị trường có mức cạnh tranh cao, nhiều đối thủ lớn thì thời gian thậm chí phải mất đến 12 tháng mới đem lại kết quả.
Vậy nên chọn SEO hay chạy quảng cáo
Nếu bạn muốn có kết quả “nhanh chóng” thì quảng cáo sẽ là lựa chọn ưu tiên số 1 dành cho bạn. Nhưng nếu bạn muốn tăng trưởng một cách lâu dài và bền vững thì nên chọn SEO. Bạn cũng có thể kết hợp cả hai hình thức này (SEM) để vừa có doanh thu ngắn hạn và dài hạn.
Tổng Kết kiến thức SEO cho website là gì?
Có rất nhiều kiến thức, cách làm giúp bạn SEO và cải thiện kỹ năng tối ưu website hiệu quả. Hi vọng thông qua bài viết SEO là gì? 14 Lưu ý quan trọng về SEO ai làm nghề cũng phải biết, có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan về SEO và nắm vững quy trình tối ưu SEO hiệu quả.


Để từ đó có thể tiếp tục tìm hiểu những kiến thức chuyên sâu về SEO tại DigiAtoZ. Tôi biết rằng có cả trăm tài nguyên, kiến thức về Search Engine Optimization mà bạn có thể học hỏi – từ blog, sách điện tử, diễn đàn hoặc nội dung Google seo là gì từ các chuyên gia. Tất nhiên việc tiếp nhận lượng lớn kiến thức sẽ là quá sức đối với người mới bắt đầu làm SEO vì khó có thể phân biệt được nội dung chất lượng với nội dung kém chất lượng. Đó là lý do tôi dành hẳn một chương để nói về tầm quan trọng của kiến thức SEO mà tôi đã chọn lọc!
Còn nếu bạn đang có nhu cầu thuê dịch vụ SEO tại một đơn vị đáng tin cậy để triển khai các chiến dịch SEO hiệu quả, thì tôi sẽ giới thiệu về dịch vụ seo trong một số bài viết kế tiếp. Hi vọng bạn sẽ không cảm thấy đây là công việc khó khăn, thử thách và phức tạp. Hãy để lại bình luận hoặc liên hệ với tôi, rất vui được đồng hành cùng bạn trên chặng đường tìm hiểu về SEO.
Nguồn:
- https://neilpatel.com/what-is-seo/ – “What is SEO? (Learn SEO in 5 Minutes)” – Neil Patel
- https://moz.com/learn/seo/what-is-seo – “What is SEO?” – Moz
- https://searchengineland.com/guide/what-is-seo – “What Is SEO / Search Engine Optimization?” – Search Engine Land
Địa chỉ: ngõ 250/20, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội 100000
https://www.facebook.com/Digiatz
SĐT: (+84) 86 280 9692
Email: digiatoz6@gmail.com