Dù là một Marketer, Designer hay người sáng tạo nội dung, chúng ta đều cố gắng tìm kiếm những phương thức mới để công việc trở nên hiệu quả hơn, không chỉ trong việc tạo dựng nội dung mà còn ở cách mà chúng ta truyền đạt chúng.
Lập sơ đồ tư duy là một phương pháp tận dụng tối đa khả năng nhận biết hình ảnh và ghi nhớ của bộ não. Đây được xem như một phương pháp hữu ích để ghi nhớ chi tiết, phân tích một vấn đề hoặc tổng hợp chúng dưới dạng lược đồ phân nhánh.
Bộ công cụ học tập trực quan mạnh mẽ này được sử dụng tại nhiều trường học, trường đại học và nhiều doanh nghiệp trên toàn thế giới. Nó có thể giúp cho các doanh nghiệp này thể hiện và tổ chức tốt hơn các ý tưởng của mình một cách trực quan nhất. Chúng còn được biết tới với tên gọi “sơ đồ tư duy”. Vậy sơ đồ tư duy là gì? Các dạng sơ đồ tư duy phổ biến nhất hiện nay mà bạn nên biết? Cùng DigiAtoZ tìm hiểu thông qua bài viết ngay sau đây.
Khái niệm sơ đồ tư duy là gì?
Sơ đồ tư duy (Mind map) là một phương pháp được đưa ra như một phương tiện giúp não bộ tăng khả năng ghi nhận hình ảnh. Nó cũng được xem như một hình thức để ghi nhớ chi tiết, phân tích, tổng hợp vấn đề nào đó dưới dạng lược đồ phân nhánh. Mindmap khác với máy tính ở điểm: ngoài khả năng ghi nhớ theo trình tự nhất định, ví dụ như trình tự biến cố xuất hiện của câu truyện (ghi nhớ tuyến tính) thì não bộ con người còn có thể liên hệ và kết nốt các dữ liệu với nhau. Và Mindmap giúp khai thác tối đa hai khả năng này của bộ não con người.


Tại Việt Nam, sơ đồ tư duy được đông đảo người dùng biết tới s, tuy nhiên nó chưa được hệ thống hoá và nghiên cứu kỹ lưỡng, nó chỉ được dùng tại một số trường đại học trước các cuộc thi. Mindmap được sử dụng như một kĩ thuật giúp nâng cao khả năng ghi chép dữ liệu bằng việc sử dụng giản đồ thể hiện tổng thể vấn đề nó – nơi mà một hình ảnh trong đó được liên kết với nhau thông qua những đường nối, từ đó giúp dữ liệu nhanh chóng và dễ dàng ghi nhớ hơn.
Những lợi ích mà sơ đồ tư duy mang lại cho người sử dụng
Sơ đồ tư duy được ví như một tấm bản đồ vạn năng, giúp con người giải quyết việc tiếp nhận và ghi nhớ thông tin. Ngoài ra sơ đồ tư duy còn đem lại một số lợi ích như:
Giúp con người có cái nhìn tổng quan và sâu sắc về thông tin
Một chủ đề, dữ liệu, thông tin sẽ được thể hiện và biểu đạt dưới dạng nhiều nhánh con bao hầm lấy nội dung cốt lõi của chủ đề. Những hình ảnh, mối liên kết được xâu chuỗi với nhau giúp con người có cái nhìn tổng quan và sâu sắc nhất về đối tượng thông tin.
Giúp con người dễ dàng xử lý và ghi nhớ thông tin
Các chuỗi thông tin được hệ thống chi tiết và liên kết mật thiết giữa các đối tượng với nhau một cách tưởng tận và chính xác. Chúng tạo điều kiện để não bộ của con người có thể dễ dàng nắm bắt, xử lý và ghi nhớ thông tin trong thời gian dài.
Giúp con người tư duy logic và sáng tạo
Các trường nội dung được trình bày dưới dạng sơ đồ. Các hình ảnh được liên kết với nhau bằng những đường nối, mũi tên,… điều này tạo điều kiện thuận lợi giúp người lập sơ đồ có thể tư duy logic, gia tăng khả năng sáng tạo nội dung và trình bày chúng thật bắt mắt, dễ ghi nhớ.
Giúp con người dễ dàng phác thảo ý tưởng
Khi bạn có một ý tưởng độc đáo muốn trình bày thì sơ đồ tư duy là giải pháp hữu hiệu để bạn tự do thể hiện chúng dưới dạng tổng quát và đầy đủ nhất. Sơ đồ tư duy giúp người đọc hiểu nhanh hơn về ý tưởng dù mới chỉ trong giai đoạn “thai nghén” chưa hình thành thực tế.
Ứng dụng nổi bật của sơ đồ tư duy trong cuộc sống
Hiện nay, sơ đồ tư duy được sử dụng và cấu tạo bởi nhiều ý tưởng để diễn giải chúng một cách dễ hiểu, dễ nhớ. Đặc biệt hơn, sơ đồ tư duy ngày một phát triển song hành cùng sự phát triển của nền tảng công nghệ thông tin. Dưới đây tôi sẽ chia sẻ một vài ý tưởng ứng dụng sơ đồ tư duy một cách hiệu quả nhất:
- Sơ đồ tư duy biểu đạt kỹ năng công việc
- Sơ đồ tư duy biểu đạt tình trạng sức khoẻ
- Sơ đồ tư duy giúp người dùng tăng khả năng ghi nhớ
- Sơ đồ tư duy thể hiện mục tiêu học tập
- Sơ đồ tư duy lên kế hoạch làm giàu
Bạn thấy một vài ví dụ mà tôi vừa chia sẻ phía trên không? Đây chính là lý khiến sơ đồ tư duy được mệnh danh là công cụ vạn năng cho bộ não, giúp ghi nhớ, tăng khả năng sáng tạo và được hơn 200 triệu người trên toàn thế giới sử dụng. Nó đã và đang đem tới nhiều kết quả tích cực trong giáo dục và kinh doanh. Ứng dụng tốt sơ đồ tư duy giúp bạn vận dụng được tối đa hiệu suất làm việc của bộ não trong khả năng ghi nhớ. Ngoài ra sơ đồ tư duy còn giúp bạn liên kết các ý tưởng và tạo ra kết nối với những ý tưởng khác có cùng mục đích.
Ưu nhược điểm của sơ đồ tư duy
Ưu điểm của sơ đồ tư duy
- Các ý chính sẽ được biểu đạt nổi bật ở khu vực trung tâm
- Quan hệ tương hỗ, bổ trợ được làm rõ
- Các khái niệm then chốt được liên hệ với nhau bằng thị giác
- Dễ dàng ghi nhớ hơn
- Dễ dàng bổ sung thêm thông tin vào sơ đồ tư duy
- Có thể tận dụng tối đa sự hỗ trợ của các phần mềm công nghệ
Nhược điểm của sơ đồ tư duy
Có rất nhiều ưu điểm và tính ứng dụng của sơ đồ tư duy vào cuộc sống như đã trình bày ở phía trên. Tuy nhiên dưới đây là một số nhược điểm của sơ đồ tư duy là gì mà bạn cần lưu ý:
- Sơ đồ tư duy có thể gây ra khó khăn cho người tư duy logic trong cách họ suy nghĩ. Bởi vì khi bộ não làm việc thì sơ đồ tư duy khuyến khích người dùng tạo ra các dòng chảy một cách tự do, thậm chí phải sử dụng trực giác để làm việc. Những người có tư duy logic sẽ khó tin vào trực giác bởi vì suy nghĩ của họ cho rằng việc đó là không khả thi.
- Sơ đồ tư duy có thể gây ra các khó khăn với người không tạo ra nó. Sơ đồ tư duy cung cấp thông tin và cấu trúc tự giải thích, nhưng chủ yếu là đối với người tạo ra nó mà thôi. Những người tiếp nhận sơ đồ tư duy có thể gặp phải một số khó khăn nếu không chứng kiến hiệu quả mà sơ đồ tư duy đó đem lại.
5 Bước xây dựng sơ đồ tư duy hiệu quả
Sau đây tôi xin giới thiệu đến độc giả cách xây dựng sơ đồ tư duy hiệu quả và khoa học thông qua 5 bước:
Bước 1: Xác định nội dung chính cần truyền tải của sơ đồ tư duy
Nội dung chính hay ý chính là trọng tâm của chủ đề mà bạn cần nghiên cứu trước khi triển khai làm rõ chúng. Đây được xem như gốc rễ để bắt đầu một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh. Nội dung chính của chủ đề bạn cần biểu đạt nó ở vị trí trung tâm một cách nổi bật, bạn có thể thêm một số hình ảnh minh hoạ để nhắn mạnh vấn đề, thông tin một cách trực quan nhất.


Việc xác định rõ nội dung chính của sơ đồ tư duy sẽ giúp tăng khả năng hoạt động của não bộ, kích thích các luồng suy nghĩ, từ đó bạn dễ dàng sáng tạo và phát triển nhanh chóng các trường thông tin liên quan đến nhau chỉ từ một ý chính đầu tiên. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý, khi áp dụng phương pháp sơ đồ tư duy trên máy tính hay trên giấy, thì bạn cũng nên bỏ ra một khoảng thời gian cho việc phác thảo ý tưởng và lên nội dung chính trước nhé.
Bước 2: Tạo các nhánh mũi tên thích hợp
Tuỳ thuộc vào nội dung và vấn đề mà bạn muốn triển khai, các nhánh mũi tên được phát triển mà không bị giới hạn số lượng. Các nhánh mũi tên cần được liên kết mật thiết với các hình ảnh, từ khoá, thông tin thích hợp, liên quan trực tiếp đến chủ đề chính. Những ý phụ mà bạn phát triển phải được khai thác khoa học, sinh động và tự nhiên. Để khi nhìn vào sơ đồ tư duy, não bộ của bạn sẽ được kích thích khả năng sáng tạo, tư duy hiệu quả nhất.
Sử dụng nhánh chóng cho sơ đồ tư duy
Khi xây dựng sơ đồ tư duy, tính thẩm mỹ cũng nên được chú ý tới. Bằng cách sử dụng các nhánh chóng thay vì những mũi tên thẳng, sơ đồ tư duy của bạn sẽ trở nên thú vị hơn mà không gây ra cảm giác nhàm chán.
Sử dụng kết hợp những nhánh mũi tên phụ
Bạn có thể sử dụng những nhánh mũi tên phụ dưới dạng đường đậm, mỏng khác nhau nhằm mục đích xác định mức độ quan trọng của nội dung, các thông tin được liệt kê trong sơ đồ tư duy.


Sử dụng kết hợp tạo hình cho các nhánh
Bạn cũng có thể xây dựng sơ đồ tư duy kết hợp linh hoạt với nhiều hình ảnh minh hoạ, hình khối, biểu tượng khác nhau để chúng trở nên sinh động hơn. Thêm màu sắc đa dạng biểu thị cho các trường thông tin khác nhau hoặc cấp cấp độ thông tin, sẽ giúp não bộ dễ dàng ghi nhớ và phân biệt nội dung nhanh chóng hơn.
Sử dụng chính xác các từ khoá bổ trợ
Một nguyên tắc cơ bản khi phát triển sơ đồ tư duy chính là bạn cần phải có những từ khóa chủ đạo, liên quan trực tiếp đến chủ đề trung tâm. Khi khai thác các nhánh phụ khác nhau nên đi kèm với những từ khóa riêng của nó để phân biệt với chủ đề chính và làm rõ nội dung của sơ đồ tư duy. Để đặt các từ khóa một các chính xác nhất, bạn nên cân nhắc, xem xét cụ thể về đặc điểm của ý tưởng. Từ đó kích thích não bộ liên kết chặt chẽ các từ khóa lại với nhau tạo nên một cụm thông tin thống nhất.
Bước 3: Tạo các nhánh phụ cấp 2, cấp 3
Từ các nhánh chính ở bước 2, bạn có thể tiếp tục triển khai các nhánh phụ cấp 2, cấp 3 bổ sung thêm thông tin cho nhánh chính, tới khi điền đầy đủ thông tin. Bạn cần lưu ý để biểu đạt các ý phụ có nội dung hướng đến chủ đề chính, bổ sung thêm thông tin để hoàn thiện sơ đồ tư duy.
Bước 4: Kết hợp màu sắc cho phù hợp với các nhánh trong sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy sẽ trở nên thật sinh động và hiệu quả nếu bạn biết cách kết hợp màu sắc một cách phù hợp với từng nhánh mũi tên. Đồng thời việc kết hợp màu sắc cũng giúp bạn đánh dấu, phân loại thông tin chi tiết, rõ ràng, tránh nhầm lẫn.
Bước 5: Bổ sung hình ảnh minh họa
Sử dụng hình ảnh minh họa trong sơ đồ tư duy được xem như công cụ tốt nhất giúp truyền tải thông tin hiệu quả và nhanh chóng. Khi nhìn vào một sơ đồ tư duy kết hợp với hình ảnh sinh động, não bộ con người sẽ tập trung hơn, xử lý và ghi nhớ các thông tin này cũng nhanh hơn rất nhiều.
Top 8 sơ đồ tư duy được sử dụng nhiều nhất hiện tại
Top 1: Circle Map (Sơ đồ vòng tròn)
Mục đích của sơ đồ vòng tròn (Cirle Map) chính là để Brainstorm một chủ đề hoặc một ý tưởng bằng cách sử dụng thông tin mà chúng ta đã biết. Sơ đồ vòng tròn (Circle Map) bao gồm một vòng tròn lớn bên ngoài và một vài vòng tròn nhỏ bên trong. Vòng tròn bên ngoài là ý trưởng trung tâm hoặc chủ đề chính. Xung quanh nó là vòng tròn lớn hơn diễn giải dòng chảy ý tưởng tương ứng.
Khi vòng tròn thứ hai đầy, các định nghĩa, thông tin và tính kết nối giữa chúng cũng sẽ phát triển tự nhiên theo một cách trực quan. Trong vòng tròn thứ hai, bất cứ loại từ ngữ nào cũng có thể được sử dụng để diễn đạt ý tưởng: tính từ, danh từ, hoặc thậm chí là các cụm từ.


Ví dụ: khi còn nhỏ chúng ta thường sử dụng sơ đồ vòng tròn để học về các khái niệm đơn giản về màu sắc và hình dạng.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng sơ đồ vòng tròn trong các buổi họp Brainstorm của phòng Marketing. Với sự hỗ trợ của một sơ đồ vòng tròn, những ý tưởng tuyệt vời có thể bắt đầu được tạo ra và trở thành kế hoạch hoàn chỉnh, phức tạp hơn trong tương lai. Sơ đồ vòng tròn cũng có thể được sử dụng hiệu quả cho một đội, một phòng, một doanh nghiệp mới được thành lập. Nếu các thành viên trong nhóm không biết rõ thông tin về nhau, việc lấp đầy hồ sơ trong sơ đồ vòng tròn có thể giúp phá vỡ khoảng cách và khiến họ tương tác nhiều hơn với nhau.
Để sử dụng sơ đồ vòng tròn hiệu quả nhất, bạn có thể đặt ra câu hỏi trước khi sử dụng nó: “Chúng ta muốn đạt được điều gì với dự án sắp tới”, sau đó hãy theo dõi sự tương tác và các ý tưởng được phát triển.
Top 2: Bubble Map (Sơ đồ bong bóng)
Mục đích của sơ đồ bong bóng là giúp bạn xác định được chủ đề chính với các cụm từ bổ trợ cụ thể. Trong trường hợp này, vòng tròn trung tâm được thể hiện với các vòng tròn hoặc bong bóng khác xung quanh. Mỗi vòng tròn, bong bóng được kết nối sẽ bao gồm các cụm từ, danh từ hoặc tính từ xác định.
Tại các trường học, sơ đồ bong bóng thường xuyên được xuất hiện trong các bộ môn khoa học. Học sinh sẽ được học cách xác định nội dung bài học thông qua cách biểu đạt trực quan dưới dạng sơ đồ bong bóng.
Ví dụ: Trong môn sinh học, bong bóng trung tâm có thể là “động vật có vú” và các vòng tròn xunh quanh có nội dung về đặc điểm của chúng: có lông, sinh con,…


Còn đối với lĩnh vực Marketing, chúng ta có thể tạo ra sơ đồ bong bóng trong việc xác định “Persona” của đối tượng khách hàng mục tiêu. Trong vòng tròn chính giữa, bạn có thể thể hiện ý tưởng chung của Persona như: Nam thuộc thế hệ GenZ. Trong các vòng tròn bổ nghĩa xung quanh có thể biểu đạt các tính từ xác định về đối tượng như: sống tại Hà Nội, thích nghe nhạc rap,…
Một trong những ý tưởng khác cho sơ đồ bong bóng (Bubble Map) chính là dành để thiết lập mục tiêu hoặc vạch ra lý do tại sao bạn cần phải đạt được một mục tiêu nhất định. Ví dụ: Tại sao tôi cần thiết kế một website mới? và các bong bóng xung quanh có thể là những lý do minh họa: Vì website DigiAtoZ đã quá nhàm chán và lỗi thời, trải nghiệm trên website không thực sự tốt,… Điều này giúp bạn có thể biết được chính xác những điều cần thực hiện để thay đổi và cải tiến website của mình.
Top3: Double Bubble Map (Sơ đồ bong bóng kép)
Top 3 sơ đồ tư duy được sử dụng phổ biến nhất mà tôi muốn giới thiệu chính là sự kết hợp giữa hai sơ đồ bong bóng và sơ đồ vòng tròn, hay được biết tới với tên gọi biểu đồ Venn. Sơ đồ bong bóng kép (Double Bubble Map) là một sơ đồ dùng để so sánh sự khác biệt hoặc điểm tương đồng giữa hai chủ đề với nhau. Trung tâm hai vòng tròn chứa hai ý chính của hai chủ đề. Hướng về hai bên là các bong bóng xác định sự khác biệt hoặc điể mtương đồng của mỗi vòng tròn trung tâm.
Loại sơ đồ tư duy này rất thích hợp cho các tình huống trong đó khái niệm hoặc ý tưởng cần được so sánh với nhau một cách trực quan nhất. Học sinh tại các trường đại học thường sử dụng sơ đồ bong bóng kép cho các bộ môn mà họ theo học. Họ có thể dễ dàng so sánh các tác giả, tình huống hoặc các định nghĩa với nhau để dễ dàng nắm bắt chúng hơn.


Một trong những ứng dụng hiệu quả khác mà sơ đồ bong bóng mang lại chính là khả năng đưa ra quyết định. Nếu bạn đang phải lựa chọn giữa hai giải pháp gần tương đồng với nhau, sơ đồ này có thể giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định cuối cùng. Bằng cách đối chiếu và so sánh trực quan, hai tùy chọn sẽ trở nên dễ dàng ra quyết định hơn.
Ngoài ra, sơ đồ bong bóng kép thường được sử dụng để đưa vào các bài thuyết trình để thấy rõ sự so sánh giữa các khái niệm với nhau. Hoặc chúng cũng có thể hoạt động dưới dạng sơ đồ hình ảnh – Infographic. Bởi vì cách bố trí của các bong bóng kép không cần phải tuân theo bất cứ mạng lưới kiểm soát nghiêm ngặt nào. Vậy nên đừng ngại sáng tạo trong việc sắp xếp các bong bóng, miễn là chúng trông thật dễ hiểu.
Top 4: Tree Map (sơ đồ cây)
Nếu bạn đang tìm giải pháp để phân loại và sắp xếp các trường thông tin với nhau, sơ đồ cây có thể giúp ích rất nhiều trong việc đó. Về mặt trực quan, sơ đồ cây trông giống như một cái cây với nhiều nhánh bao quanh. Phần trên cùng là chủ đề chính hoặc tiêu đề chính, bên dưới là các chủ đề phụ. Bên dưới các chủ đề phụ là thông tin chi tiết, thông tin liên quan hoặc cách chúng tạo thành cá danh sách dài.
Sơ đồ cây (Tree Map) có thể được sử dụng như một bản phác thảo trực quan cho bất kỳ loại văn bảo nào như bài đăng trên blog hoặc thậm chí là một bài luận. Tiêu đề và phần giới thiệu được đặt ở phần trên cùng của sơ đồ cây và các đoạn văn sẽ được đặt ở phần nhánh bên dưới.


Ví dụ: Bạn có thể sử dụng sơ đồ cây để lên kế hoạch và tổ chức các nhiệm vụ cho một dự án bất kỳ. Tên của dự án sẽ nằm ở phần trên cùng. Các đội phụ trách cho từng hạng mục công việc sẽ được biểu đạt ở phía bên dưới, kế đó là tên của các thành viên phụ trách và công việc liên quan tới họ.
Top5: Flow Map (sơ đồ luồng)
Về tổng quan, sơ đồ luồng (Flow map) trông khá giống với lưu đồ – Flowchat. Sơ đồ luồng dùng để biểu đạt trực quan về quá trình, tổ hợp hoặc tiến trình cụ thể. Chủ đề chính được thể hiện nổi bật ở phần bên ngoài sơ đồ. Các hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác,… được kết nối với nhau để tạo ra từng bước trong tiến trình thực hiện hoặc để giải thích về sơ đồ. Một số nội dung cũng có thể được thêm vào phía bên dưới để mô tả nội dung của sơ đồ luồng.


Bạn có thể bắt gặp sơ đồ luồng (flow map) để biểu đạt trực quan các công thức nấu ăn. Bắt đầu từ lựa chọn thành phần, sau đó là từng bước thực hiện với công thức riêng biệt, cho tới khi hoàn thiện,… và điền nội dung vào các hình chữ nhật liên tiếp nhau. Sơ đồ luồng cũng giống như sơ đồ bong bóng kép, bạn có thể thỏa sức sáng tạo trong thiết kế để biểu đạt nội dung của chúng. Bạn có thể thêm hình ảnh minh họa, màu sắc, hình dạng hoặc thậm chí sử dụng hình động để tăng tính thẩm mỹ cho nội dung.
Top6: Multi Flow (đa luồng)
Sơ đồ luồng (Multi Flow) thường giúp người dùng tìm ra nguyên nhân, sức ảnh hưởng của các sự kiện nhất định. Cách sử dụng sơ đồ luồng từ sự kiện chính, dưới dạng các hình chữ nhật được kết nối sẽ xuất hiện ở bên phải hoặc bên trái sự kiện chính. Các hình chữ nhật bên phải là tác động gây ra sự kiện đó. Trong một số trường hợp, một số hiệu ứng cũng óc thể tạo thành nguyên nhân của một vòng luân hồi.
Sơ đồ luồng (Flow Map) giúp hiển thị cách thức đạt được bằng việc sử dụng chức năng và nguyên nhân. Ví dụ: làm việc hiệu quả hơn được đặt làm sự kiện chính. Để tìm ra cách làm việc hiệu quả hơn, bạn có thể sử dụng các hình chữ nhật ở phía bên trái đại diện cho nhóm nguyên nhân. Một trong số nguyên nhân để làm việc hiệu quả hơn: dành ít thời gian sử dụng điện thoại, lên kế hoạch công viêc chi tiết,… Bạn cũng có thể sử dụng sơ đồ luồng để dự đoán kết quả của một sự kiện nào đó trong tương lai.


Các sơ đồ luồng có thể hoạt động độc lập hoặc kết hợp với nhau. Bằng cách này, bạn có thể tạo ra các tiến trình hướng tới một nguyên nhân, mục đích hoặc một loạt các sự kiện xảy ra sau một hiệu ứng. Sơ đồ luồng (Flowchat) được đánh giá là một trong những sơ đồ linh hoạt nhất trong các sơ đồ tư duy.
Top7: Brace Map (sơ đồ dấu ngoặc)
Sơ đồ dấu ngoặc (Brace Map) thường được sử dụng để phân tích các phần của vật thể va fmối quan hệ giữa chúng. Xét trên khía cạnh trực quan, sơ đồ dấu ngoặc (Brace Map) trông giống như một sơ đồ cây nằm ngang. Sự khác biệt là một sơ đồ để liệt kê toàn bộ thành phần trong chủ đề chính, còn một sơ đồ để nói về khái niệm và được sử dụng để tổ chức hơn là phân tách. Loại sơ đồ dấu ngoặc thường phân tích một đối tượng hoặc một tình huống cụ thể. Các khái niệm và ý tưởng không phù hợp với sơ đồ dấu ngoặc (Brace Map)
Ví dụ: Các giáo viên môn toán thường sử dụng sơ đồ Brace để giúp các học sinh của mình hiểu hơn về các số nhỏ tạo thành các số lớn như thế nào. Bằng cách phân tách các số nguyên thành các phần nhỏ hơn, học sinh có thể hiểu các phép cộng trừ giữa các số.


Hoặc sơ đồ Brace cũng có thể giúp người dùng hình dung ra việc tạo dựng một website như thế nào. Đối tượng ban đầu sẽ là toàn bộ website. Phía bên phải của đối tượng là các hạng mục công viêc chính (các trang web con). Mỗi trang sau đó sẽ mở ra các yếu tố bên trong được thiết lập tại trang con đó. Sơ đồ Brace có thể mở rộng sang một bên cho tới khi tất cả các yếu tố đều được xác định.
Hay một cách sử dụng sơ đồ Brace thường thấy là dể tổ chức nơi làm viêc. Sơ đồ Brace được thiết kế đẹp mắt có thể sử dụng như một bức tranh treo tường hiển thị tất phòng ban và chỗ ngồi tại văn phòng. Bạn có thể sử dụng sơ đồ Brace vui nhộn làm outline khiến các thành viên trong văn phòng có thể dễ dàng kết nối với nhau.
Top 8: Bridge Map (Sơ đồ cầu)
Sơ đồ cuối cùng mà tôi muốn giới thiệu chính là sơ đồ cầu (Bridge Map). Sơ đồ cầu thường được sử dụng để tìm ra những điểm giống nhau giữa mọi thứ và tạo ra các suy diễn tương đồng nhau.
Ví dụ: Đối với trẻ nhỏ, sơ đồ cầu là một phần quan trọng trong các môn học ngôn ngữ cơ bản. Bằng cách sử dụng sơ đồ cầu giúp trẻ em dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn.


Sơ đồ cầu (Bridge Map) có thể được sử dụng để tạo ra một phong cách kể chuyện cho một tác phẩm văn học. Bằng cách sử dụng từ chính trong một ý tưởng và sáng tạo ra các ý tưởng tương đồng, nó sẽ làm cho nội dung của tác phẩm trở nên hấp dẫn hơn. Từ các đề xuất kinh doanh cho tới các bài viết được đăng tải trên blog, các phép so sánh từ sơ đồ cầu sẽ truyền tải thêm tính cách cá nhân, “linh hồn” cho bài viết.
Một cách sử dụng khác mà bạn có thể sử dụng là trong các buổi huấn luyện nhân viên mới gia nhập công ty. Việc sử dụng các phép so sánh tương đồng, việc đào tạo có thể trở nên gần gũi và vui nhộn hơn so với một loạt thông tin khô cứng mà họ phải tiếp nhận.
Các công cụ vẽ sơ đồ tư duy miễn phí
Trước đây, để tạo ra sơ đồ tư duy, tôi cần phải dùng tới bút, màu vẽ, giấy,… hoặc các phần mềm thiết kế như Illustrator, Photoshop. Tuy nhiên, tại thời điểm mà tôi viết bài viết này, sự phát triển của công nghệ đã biến việc vẽ sơ đồ tư duy trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Đã có những phần mềm được thiết kế dành riêng cho việc vẽ sơ đồ tư duy – Mindmap. Dưới đây tôi sẽ gợi ý một số công cụ, phần mềm vẽ sơ đồ tư duy miễn phí. Bạn có thể sử dụng trên máy tính, điện thoại và thỏa sức tạo ra những sơ đồ đẹp mắt nhất.
Công cụ vẽ sơ đồ tư duy Edraw Mind Map
Công cụ vẽ sơ đồ tư duy Edraw Mind Map là công cụ online giúp việc phác thảo và lập sơ đồ tư duy trở nên dễ dàng, đặc biệt với những bạn mới bắt đầu tìm hiểu về phương pháp này. Phần mềm Edraw Mind Map cung cấp hàng nghìn mẫu sơ đồ độc đáo cho người dùng, cũng như hỗ trợ thêm các tính năng giúp thao tác dễ dàng, hệ thống thông tin và kiến thức chỉ trong vài bước đơn giản.


Những tính năng nổi bật của Edraw Mind Map mang tới cho người sử dụng:
- Cung cấp miễn phí trên đa dạng nền tảng như máy tính, web, điện thoại
- Giao diện thân thiện, dễ sử dụng, dễ thao tác và chỉnh sửa
- Cung cấp thư viện sơ đồ phong phú với nhiều mẫu chủ đề
- Tốc độ xử lý nhanh chóng
- Tích hợp với các ứng dụng Office của Mircrosoft
- Hỗ trợ xuất dữ liệu sơ đồ tư duy thành nhiều định dạng
Công cụ vẽ sơ đồ tư duy Ayoa (iMindmap)
Công cụ vẽ sơ đồ tư duy Ayoa là sự kết hợp tính năng quản lý tác vụ với iMindMap – công cụ vẽ sơ đồ tư duy được rất nhiều người biết đến. Khi sử dụng Ayoa bạn sẽ được hỗ trợ và hướng dẫn tạo lập, theo dõi các công việc, phân công nghiệm vụ dựa trên phương pháp tạo biểu đồ mindmap khoa học. Nghe khó tin nhưng hãy thử trải nghiệm Ayoa, tôi tin rằng bạn sẽ thấy bất ngờ với những kết quả mà Ayoa đem lại.


Những tính năng nổi bật của Ayoa:
- Cung cấp hoàn toàn miễn phí và sử dụng được trên nhiều nền tảng
- Hỗ trợ trong quá trình tạo lập sơ đồ tư duy chi tiết, trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng nhất
- Giao diện đơn giản và dễ dàng sử dụng
- Cung cấp các tính năng phân công nhiệm vụ, quản lý công việc
- Cho phép các thành viên làm việc nhóm một cách dễ dàng
Công cụ vẽ sơ đồ tư duy TheBrain
Nếu bạn đang tìm kiếm một công cụ giúp tổng hợp thông tin, kiến thức quan trọng một cách đơn giản và dễ sử dụng. Vậy hãy thử trải nghiệm công cụ vẽ sơ đồ tư duy TheBrain. Công cụ TheBrarin sẽ cung cấp cho bạn các tính năng cần thiết trong việc thiết lập các nhanh trong biểu đồ một cách ngắn gọn và khoa học nhất.


Những tính năng nổi bật của công cụ TheBrain:
- Cung cấp các tính năng miễn phí trên đa dạng nền tảng
- Giúp người dùng thiết lập sơ đồ tư duy một cách đơn giản, dễ dàng
- Dễ dàng kết nối các thông tin hoặc các nút liên kết
- Giao diện giúp người dùng dễ kiểm soát thông tin, nhiệm vụ và ghi nhớ các kiến thức
- Hỗ trợ các định dạng bằng hình ảnh hoặc các ký tự đặc biệt
- Cung cấp tính năng đồng bộ dữ liệu trên các thiết bị khác nhau
Công cụ vẽ sơ đồ tư duy Draw.io
Cũng giống như đa số các công cụ vẽ sơ đồ tư duy khác, Draw.io cũng cho phép người dùng tạo dựng nhiều loại sơ đồ tư duy với quy mô khác nhau, với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Khi sử dụng Draw.io bạn không cần phải có kỹ năng sử dụng các công cụ thiết kế. Draw.io sẽ hỗ trợ bạn sử dụng công cụ hiệu quả từ đơn giản đến phức tạp để tạo được mindmap với phong cách của riêng bạn.


Những tính năng nổi bật của Draw.io:
- Cung cấp tính năng miễn phí sử dụng trên đa dạng nền tảng
- Cung cấp kho thư viện mẫu sơ đồ đa dạng, ký tự, icon với nhiều chủ đề khác nhau
- Cung cấp công cụ giúp người dùng dễ dàng chỉnh sửa văn bản và nội dung
- Hỗ trợ xuất dữ liệu với nhiều định dạng khác nhau
- Cho phép tải sơ đồ có sẵn lên các công cụ lưu trữ trực tuyến
Công cụ vẽ sơ đồ tư duy Blumind
Nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm giúp liên kết các thông tin, ý tưởng, nhiệm vụ, kiến thức chỉ bằng các từ khóa quan trọng. Vậy thì Blumind là một giải pháp mà bạn không thể bỏ qua. Phần mềm này sẽ cung cấp những công cụ giúp bạn tạo sơ đồ tư duy dễ dàng, nhanh chóng, với các mẫu sơ đồ đơn giản nhất.


Những tính năng nổi bật của Blumind:
- Cung cấp các tính năng miễn phí trên hệ điều hành Windows
- Giúp tạo ra các sơ đồ tư duy đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng
- Giao diện sử dụng thân thiện với người dùng, dễ dàng chỉnh sửa
- Hỗ trợ người dùng tạo ra các mẫu sơ đồ đơn giản như: sơ đồ hình cây, sơ đồ logic, sơ đồ tổ chức,…
- Cho phép chèn thêm hình ảnh, video, link dẫn khi cần
- Lưu trữ dữ liệu với nhiều định dạng như JPG, BMP, TIFF, PNG, GIF, SVG và TXT
Công cụ vẽ sơ đồ tư duy Textize Mindmap
Công cụ vẽ sơ đồ tư duy Textize Mindmap là công cụ được thiết kế và phát triển bởi đội ngũ các bạn trẻ Việt Nam. Vì là một công cụ ra đời sau rất nhiều phần mềm phía trên, chính vì vậy Textize Mindmap sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội cùng các tính năng nổi bật giúp người sử dụng phát triển ý tưởng và tạo ra mindmap nhanh chóng, hiệu quả.


Những tính năng nổi bật của Textize Mindmap:
- Phần mềm gọn nhẹ, miễn phí trên các dòng máy sử dụng Windows
- Hỗ trợ người sử dụng tạo dựng sơ đồ tư duy nhanh chóng, dễ dàng
- Lưu trữ dữ liệu ở định dạng PNG với nhiều kích thước khác nhau
- Hỗ trợ tải sơ đồ mẫu lên các công cụ lưu trữ trực tuyến
- Người dùng dễ dàng quản lý mindmap bằng công cụ Treeview
Công cụ vẽ sơ đồ tư duy Xmind
Với thiết kế tối giản, chỉnh sửa dễ dàng và tốc độ xử lý nhanh chóng, Xmind ngày càng được nhiều người ưa chuộng sử dụng khi cần tạo dựng sơ đồ tư duy. Phần mềm này cũng đem tới các công cụ hỗ trợ giúp bạn tạo dựng sơ đồ tư duy trên đa dạng thiết bị điện tử.


Những tính năng nổi bật của Xmind:
- Cho phép người dùng sử dụng miễn phí trên đa dạng nền tảng
- Cung cấp kho thư viện sơ đồ mẫu đa dạng với nhiều cấu trúc mindmap khác nhau cho người dùng dễ dàng sử dụng
- Giao diện dễ dàng thao tác với phong cách tối giản
- Hỗ trợ người dùng nhiều dạng chủ đề, các công cụ tạo dựng sơ đồ nhanh chóng
- Cho phép người dùng chèn thêm hình ảnh, link dẫn, video khi cần
- Giúp chia sẻ dữ liệu thành Powerpoint, Google Slides, hoặc Keynote
Công cụ vẽ sơ đồ tư duy Novamind
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc sắp xếp, ghi nhớ thông tin và những nội dung quan trọng. Vậy hãy để Novamind giúp bạn tổng hợp tất cả thông tin dưới dạng sơ đồ tư duy đơn giản. Bên cạnh việc hỗ trợ trong quá trình học tập, bạn hoàn toàn có thể sử dụng Novamind trong việc theo dõi công việc, thiết lập kế hoạch ngắn hạn hoặc quản lý các nhiệm vụ,…


Những tính năng nổi bật Novamind:
- Cung cấp miễn phí, hỗ trợ trên nền tảng MacOS và Windows
- Cung cấp các tính năng, công cụ vẽ sơ đồ tư duy hiệu quả, nhanh chóng
- Dễ dàng chỉnh sửa và sắp xếp các nội dung
- Cung cấp các mẫu chủ đề đa dạng và hỗ trợ việc sáng tạo theo phong cách của riêng bạn
- Cho phép người sử dụng chuyển đổi mindmap thành một bản thuyết trình
Công cụ vẽ sơ đồ tư duy MindArchitect
Nhiều người dùng sử dụng MindArchitect bởi tính năng vẽ mindmap nhanh chóng, tiện lợi và vô cùng dễ sử dụng. MindArchitect cho phép bạn lên ý tưởng, lựa chọn chủ đề cũng như chèn thêm văn bản, ảnh hay các đườn link vào sơ đồ tư duy. Bạn có thể tạo ra nhiều sơ đồ tư duy trên các cửa sổ khác nhau, và lưu trữ chúng riêng biệt nếu muốn.


Tính năng nổi bật của MindArchitect
- Cung cấp miễn phí, hỗ trợ trên nền tảng MacOS và Windows
- Giao diện thân thiện, dễ sử dụng và dễ dàng vẽ sơ đồ chỉ với vài cú nhấn chuột
- Cung cấp nhiều mẫu sơ đồ tư cơ bản đến việc tự sáng tạo sơ đồ riêng
- Cho phép tạo không giới hạn sơ đồ với vô số kích thước
- Lưu trữ dữ liệu thành nhiều định dạng khác nhau
Công cụ vẽ sơ đồ tư duy Freeplane
Phần mềm cuối cùng mà tôi muốn giới thiệu đến bạn chính là Freeplan – phần mềm thiết kế giao diện đơn giản và trực quan, dễ dàng sử dụng ngay cả với những người chưa có kinh nghiệm hoặc mới tìm hiểu đến khái niệm mindmap. Với Freeplane, bạn có thể dựa vào kho biểu đồ có sẵn hoặc tự thiết kế sơ đồ tư duy theo phong cách của mình, sau đó lưu trữ với nhiều định dạng khác nhau.


Tính năng nổi bật của Freeplane
- Freeplane cung cấp miễn phí trên nền tảng Windows và macOS
- Cho phép người dùng tùy chỉnh nội dung, màu sắc, thành phần của mẫu sơ đồ
- Hỗ trợ nhiều công cụ ghi chú, chỉnh sữa và vẽ sơ đồ tư duy
- Dễ dàng thay thế các nội dung theo mẫu
- Cho phép chèn hình ảnh, link dẫn vào mindmap
- Lưu trữ sơ đồ thành nhiều định dạng khác nhau
Kết luận
Thông qua bài viết trên, bạn có thể thấy các sơ đồ tư duy là nguồn tài nguôn phong phú trong quá trình tư duy, phân tích và sáng tạo. Sơ đồ tư duy có thể giúp chúng ta hình dung ngay cả những ý tưởng phức tạp nhất và biến chúng trở thành hữu hình. Đôi khi chúng ta sẽ phải đảm nhận một vài dự án khó khăn khiến ta cảm thấy nản chí. Tuy nhiên khi sử dụng và diễn giải chúng bằng tổ chức đồ họa, chúng ta có thể giải pháp bộ não của mình.
Hi vọng khái niệm sơ đồ tư duy là gì? Và các dạng sơ đồ tư duy phổ biến nhất hiện nay sẽ giúp bạn trong việc không ngừng sáng tạo. Chúc bạn thành công!