Liệu Digital Marketing có thay thế được hoàn toàn cho Traditional Marketing hay không? Những màn đấu khẩu, những cuộc tranh luận hay những nghiên cứu vẫn tiếp tục được thực hiện mà vẫn chưa có câu trả lời cho vấn đề trên. Nhiều người cho rằng, các chiến dịch Marketing hiện nay mà công nghệ có thể tác động vào thì Marketing truyền thống không còn được ưa chuộng nữa.
Chiến dịch gần đây nhất, tạp chí uy tín Newsweek đã chuyển toàn bộ ấn phẩm của mình sang tạp chí điện tử, gây ra một làn sóng trong giới Marketing. Trong những năm qua, chi phí cho hoạt động Traditional Marketing đã bị cắt giảm tới 160% trong khi đó Digital lại được ưu tiên chi phí tăng lên 14%.
Vậy điểm khác biệt và ưu điểm của Digital Marketing và Traditional Marketing là gì?
Đặc điểm cơ bản của Digital Marketing và Traditional Marketing
Traditional Marketing
Traditional Marketing hay còn gọi là Marketing truyền thống, sử dụng các sản phẩm hữu hình như các mẫu quảng cáo trên báo in, tạp chí, danh thiếp… Nó cũng bao gồm các poster, tờ rơi, áp phích quảng cáo, cho tới các mẫu quảng cáo trên đài phát thanh hoặc trên truyền hình. Marketing truyền thống đơn giản là hình thức quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu mà không thông qua bất kỳ phương thức truyền tải kỹ thuật số nào.


Cách thức thể hiện chủ yếu của Traditional Marketing chính là việc bạn xây dựng mối quan hệ với khách hàng khi họ biết tới thương hiệu thông qua mẫu quảng cáo.
Digital Marketing
Song hành với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số, Digital Marketing ngày một phát triển. Digital Marketing bao gồm các hoạt động trên nền tảng truyền thông xã hội, các thành tố như website, các mẫu quảng cáo, video… Digital Marketing đơn giản giống với marketing truyền thống, nhưng sử dụng các công cụ kỹ thuật số.
Tuy nhiên, Digital Marketing thường được sử dụng theo hình thức Inbound Marketing và mục tiêu cố hữu của nó là khiến mọi người biết về thương hiệu của bạn. Người dùng có thể tìm thấy bạn thông qua các mẫu quảng cáo trả tiền hoặc các công cụ tìm kiếm tự nhiên, mà bạn thực hiện hay vô tình đọc được trên các blog, mạng xã hội. Người dùng càng tiếp xúc nhiều thì càng gắn kết hơn với thương hiệu, từ đó xây dựng mối quan hệ và phát triển niềm tin với bạn qua sự giao tiếp này.
Xem thêm bài viết: Digital Marketing là gì? Ưu điểm của Digital Marketing
So sánh giống và khác nhau giữa Digital Marketing và Traditional Marketing
Giống nhau
Digital Marketing và Traditional Marketing đều có mục tiêu là hướng tới việc thỏa mãn khách hàng. Chúng đều bao hàm những chiến dịch Marketing được đưa ra, nhằm mục đích thu hút khách hàng tiềm năng và củng cố lòng tin của khách hàng với thương hiệu.
Sự hiệu quả của các chiến lược Digital Marketing vs Traditional Marketing, sẽ đem lại cho thương hiệu nhiều thuận lợi và dễ dàng định vị thương hiệu trên thị trường.
Xem thêm: Tại sao doanh nghiệp phải định vị sản phẩm
Khác nhau
Đặc điểm | Traditional Marketing | Digital Marketing |
Phương thức hoạt động | Chủ yếu sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng. | Sử dụng các thiết bị số hóa, thiết bị truy cập Internet, không phụ thuộc vào các hãng truyền thông. |
Không gian hoạt động | Bị giới hạn bởi vùng lãnh thổ hoặc biên giới quốc gia. | Không bị giới hạn bởi vùng lãnh thổ và biên giới quốc gia. |
Thời gian hoạt động | Bị giới hạn bởi vùng lãnh thổ hoặc biên giới quốc gia. | Mọi lúc mọi nơi, mọi hoàn cảnh, cập nhập thông tin sau vài phút. |
Thời gian phản hồi | Mất nhiều thời gian để khách hàng tiếp cận được thông tin và đưa ra các phản hồi. | Khách hàng tiếp nhận thông tin và phản hồi dường như ngay lập tức. |
Khách hàng | Khó để lựa chọn đối tượng khách hàng cụ thể. | Có thể chọn được đối tượng khách hàng muốn tiếp cận. |
Chi phí | Ngân sách quảng cáo lớn, chi phí cao, thường ấn định sử dụng một lần. | Ngân sách nhỏ và chi phí ít vẫn có thể thực hiện được. |
Lưu trữ | Khó để lưu trữ khách hàng. | Lưu trữ thông tin khách hàng dễ dàng, thuận tiện, nhanh chóng. |
Ưu nhược điểm của Marketing truyền thống và Digital Marketing
Ưu nhược điểm của Marketing truyền thống
Do tồn tại hàng thập kỷ, nên khách hàng vốn đã quen thuộc với loại hình thức Marketing truyền thống. Thói quen của người dùng vẫn đi tìm các thông tin sản phẩm thông qua báo, tạp trí, tờ rơi hay những mẫu quảng cáo trên đường… Tuy nhiên, để kiểm soát đối tượng khách hàng trong suốt thời gian của chiến dịch, không phải là điều dễ dàng, thậm chí khách hàng mục tiêu tiếp cận được là khá hạn chế do bị giới hạn về mặt địa lí.
Việc đo lường hiệu quả của các chiến dịch Marketing truyền thống tỏ ra vô cùng khó thực hiện, thậm chí một số ít các trường hợp không thể đo lường được. Trong đa số trường hợp, chi phí dành cho hoạt động Marketing truyền thống cũng cao hơn rất nhiều so với Digital Marketing. Bởi vì, bất lợi lớn nhất mà hình thức này, chính là việc không thể tương tác ngay lập tức với khách hàng được. Nó giống với việc bạn đang ném thông tin về thương hiệu qua cửa sổ, và hi vọng sẽ có người đọc được chúng.


Ưu nhược điểm của Digital Marketing
Bạn có thể tiếp cận với lượng khách hàng vô tận, và dễ dàng đo lường hiệu quả của một chiến dịch Digital Marketing. Tùy thuộc vào mục tiêu mà chiến dịch thực hiện, ta hoàn toàn có thể tùy chỉnh tệp khách hàng theo nhân khẩu học, địa lý, thói quen, hành vi…
Digital Marketing cũng là hình thức đem lại lượt tương tác cao với khách hàng thông qua các trang mạng xã hội. Việc thúc đẩy tương tác với khách hàng sẽ đem lại nhiều thông tin phản hồi có giá trị cho doanh nghiệp. Một nhược điểm nhỏ của Digital Marketing chính là bạn sẽ mất một khoảng thời gian ngắn, mới tính toán và đo lường được hiệu quả mà các chiến dịch này mang lại.
Có nên cân bằng Digital Marketing và Marketing truyền thống?
Thế giới đang dịch chuyển sang thời đại của công nghệ, kỹ thuật số. Không chỉ đối với các tạp chí điện tử, mà còn đối với người dùng thông qua công việc ngày ngày. Không thể phủ nhận sự trợ giúp đắc lực đến từ nền tảng công nghệ vào cuộc sống hàng ngày như: sách tiện tử, tiền điện tử, ngân hàng trực tuyến… Việc công nghệ ngày càng phổ biến như hiện nay, việc chúng ta áp dụng chúng vào các chiến dịch Marketing không phải là không điều quá xa lạ.
Cho dù với bề dày lịch sử và phát triển của mình có huy hoàng thế nào đi chăng nữa, và cho dù tiếp thị truyền thống vẫn giữ được cho đứng vững chắc, thì việc nó ngày càng bị thu hẹp lại với một thế giới tràn nghập công nghệ là điều tất yếu. Đối với các doanh nghiệp hiện đại, việc sở hữu một vài công cụ tương tác với khách hàng hoặc một vài trang web là điều bắt buộc phải có. Vẫn sẽ có chỗ đứng cho Marketing truyền thống, khi mà ở một vài dịch vụ, các chiến dịch này vẫn đang phát huy được vai trò của nó, đặc biệt là đối với những chiến dịch mang tính địa phương, quy mô nhỏ.


Nhưng Marketer, dù ở môi trường nào, cũng cần phải tận dụng được xu thế chung của thế giới, là sử dụng công cụ làm bước tiếp xóa tan đi lợi thế cạnh tranh mà đối thủ cạnh tranh tạo ra, từ đó xây dựng được vị trí vững chắc thông qua các chiến dịch Digital Marketing.
Tuy nhiên, bạn cũng cần nắm vững những điểm hạn chế của E-Marketing so với Marketing truyền thống như: Không phải khách hàng nào cũng sử dụgn Internet, không phải doanh nghiệp nào cũng am hiểu về E-Marketing và doanh nghiệp phải đầu tư cơ sở hạ tầng về công nghệ nhất định nếu muốn sử dụng E-Marketing. E-Marketing là một phần của Marketing, vì vậy nó có những vấn đề riêng cần giải quyết.
Kết luận
Bạn đã bao giờ sử dụng Traditional Marketing để cai thiện hoạt động Digital Marketing của doanh nghiệp chưa? Thay vì điều đó, hay thử “Kết hợp hai chiến thuật tiếp thị nào để đạt được hiệu quả tốt nhất”, và tất nhiên một số doanh nghiệp đã thành công khi đi theo cả hai con đường này hoặc một cách kết hợp khác. Tất nhiên có vô vàn phương pháp để cả hai phương thức này thành công, hoặc có thể cùng phát triển hài hòa.
Vừa rồi là phân tích của tôi về sự khác nhau giữa Traditional Marketing và Digital Marketing. Hãy để lại bình luận, để xem chúng ta có thể khai thác chủ đề này nhiều hơn nữa không nhé!
Nguồn:
- https://blog.hubspot.com/marketing/traditional-marketing-vs-digital-marketing
- https://www.simplilearn.com/traditional-marketing-vs-digital-marketing-article