Những năm trở lại đây, thuật ngữ Affiliate Marketing là gì dường như đã trở thành một khái niệm vô cùng phổ biến. Song hành cùng sự phát triển không ngừng nghỉ của Internet cũng như các nền tảng xã hội, ngành nghề Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) đang ngày càng được nhiều ngừoi biết đến, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ được tiếp xúc với Internet từ rất sớm.
Affiliate Marketing là hình thức kiếm tiền online tồn tại lâu đời trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam hình thức này mới nở rộ trong một vài năm trở lại đây. Affiliate Marketing đã trở thành khái niệm quen thuộc được các thương hiệu uy tín sử dụng để tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của mình.
Đã có rất nhiều người coi công việc làm Affiliate Marketing như một kênh kiếm tiền online tuyệt vời, đem tới nguồn thu nhập “khủng” so với những hình thức kiếm tiền online khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và hiểu về “ngành công nghiệp trị giá tỷ đô la này”. Sau đây, DigiAtoz sẽ gửi đến độc giả bài viết Affiliate Marketing là gì? 10 cách làm Affiliate Marketing cho người mới bắt đầu.
Affiliate Marketing là gì?
Affiliate Marketing hay Tiếp thị liên kết là mô hình quảng bá sản phấm/dịch vụ. Trong đó các Affiliate/Publisher (nhà phân phối) dựa trên năng lực và sự hiểu biết của mình sẽ thực hiện tiếp thị, thu hút End User (khách hàng) mua hàng, sử dụng dịch vụ của Advertiser/Merchart (nhà cung cấp) và từ đó nhà phân phối sẽ nhận được hoa hồng từ nhà cung cấp trên mỗi đơn hàng thành công hoặc hoàn thành các hành động cụ thể nào đó.
Nói dễ hiểu hơn, Affiliate Marketing được ví giống như mô hình cộng tác viên thường thấy ở các shop bán hàng Online.
Trong đó, chủ shop (hoặc nhà cung cấp, doanh nghiệp) được gọi là Advertiser, các cộng tác viên được gọi là Publisher, được giao nhiệm vụ tìm kiếm khách mua hàng và sẽ nhận được hoa hồng cho mỗi khách thành công.


Ở mô hình cộng tác viên truyền thống thường xảy ra rất nhiều bất cập, khi mà chủ shop (Advertiser) phải tự tuyển dụng, tự hướng dẫn từng cộng tác viên (Publisher). Đồng thời phải tự quản lý hàng hóa và việc theo dõi các đơn hàng có thành công hay không cũng là một vấn đề cần giải quyết, ảnh hưởng tới quyền lợi đôi bên. Vì vậy, Affiliate Network chính là cầu nối trung gian quan trọng, giúp cung cấp hàng ngàn Publisher cho các chủ shop (nhà cung cấp, doanh nghiệp). Còn các Publisher cộng tác cũng có vô số sản phẩm để thỏa sức lựa chọn và phân phối. Đồng thời còn cung cấp bản quản lý đơn hàng nhanh chóng, minh bạch, đảm bảo quyền lợi đôi bên.
Ông Đỗ Hữu Hưng – CEO của Interspace Việt Nam cho biết: “Việt Nam đang sở hữu nền tảng thương mại điện tử rất tót, điều quan trọng là giờ các doanh nghiệp cần chọn hướng đi phù hợp để phát triển hơn nữa”. Theo dự đoán, ngành thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ đạt tổng giá trị 20 tỷ USD vào năm 2022. Và hiện nay, cơ hội rất rộng lớn đang mở ra cho các doanh nghiệp.
Affiliate Marketing là hình thức lừa đảo phải không?
Nếu bạn là Newbie mới vào “nghề” kiếm tiền Online, tôi tin chắc rằng bạn sẽ có những câu hỏi xuất hiện trong đầu kiểu: “Liệu Affiliate Marketing có phải là đa cấp không? Liệu Affiliate Marketing là hình thức lừa đảo phải không?”…
Dễ hiểu thôi, bởi hiện tại trên Internet có hàng ngàn lời mời “có cánh” về những khóa học kinh doanh không cần yêu cầu kinh nghiệm mà vẫn có thể kiếm ra rất nhiều tiền một cách nhanh chóng. Hoặc những hình thức đa cấp “núp bóng” Affiliate Marketing đã khiến công việc chân chính này bị suy nghĩ “lệch lạc”.
Tuy thường bị nhầm lẫn với mô hình đa cấp ở điểm đều hưởng hoa hồng thông qua mạng lưới tiếp thị. Nhưng về bản chất thực sự thì Affiliate Marketing hoàn toàn không giống với mô hình đa cấp.


Những điểm khác biệt dễ nhận biết nhất giữa Affiliate Marketing và mô hình đa cấp:
- Hoàn toàn miễn phí khi tham gia Affiliate Marketing. Bạn không cần trả bất cứ khoản phí nào, chỉ cần 1 lần đăng ký trở thành đối tác (Publisher) chính thức là bạn có thể kiếm tiền Online được rồi,
- Chi trả hoa hồng dựa trên người dùng thật sự. Bạn chỉ có thể nhận được hoa hồng khi khách hàng làm theo yêu cầu của bên đối tác hoặc bạn khi đối tác của bạn bán được hàng dựa trên liên kết mà bạn quảng bá. Như vậy, tiền bạn kiếm được không tự dưng “ở trên trời rơi xuống” mà chính là dựa vào nỗ lực của bản thân.
- Affiliate Marketing rõ ràng, minh bạch. Bạn sẽ được cung cấp thông tin chi tiết về điều khoản, quy định, mức hoa hồng… một cách rõ ràng khi bắt đầu thực hiện một chiến dịch Affiliate.
Các thành phần tạo ra hệ thống Affiliate
Dưới đây là các thành phần cấu tạo nên Affiliate (Affiliate Marketing):
Advertiser/Merchant (Nhà cung cấp)
Từ góc nhìn của nhà cung cấp hàng hoá, hình thức Affiliate như một kênh phân phối nhưng lại đơn giản, các khâu phân phối không quá phức tạp. Chỉ cần sử dụng một hình ảnh, banner được thiết kế sẵn với đầy đủ thông tin giới thiệu về sản phẩm là đã có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình. Chỉ khi bán được hàng thì nhà cung cấp mới phải chia sẻ hoa hồng cho nhà phân phối. Nhà cung cấp Advertiser/Merchant bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có khả năng cung ứng sản phẩm, dịch vụ từ mọi ngành kinh doanh như: thực phẩm, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng nhanh, thời gian, điện tử,… và các dịch vụ như làm đẹp, tài chính, giáo dục,…
- Nhà cung cấp phải đáp ứng tiêu chuẩn về nguồn hàng và cam kết chất lượng sản phẩm tuỳ theo chính sách của nhà phân phối
Afffiliate/Publisher (Nhà phân phối)
Nhà phân phối là người hiểu rõ về khách hàng – những người thường xuyên ghé website của họ. Họ tận dụng được thời điểm lưu lượng truy cập cao nhất với khả năng chuyển đổi hiệu quả. Để tận dụng lợi thế này, họ truy cập vào Platform của nhà cung cấp và kéo theo sản phẩm, dịch vụ mà họ cho rằng nó phù hợp với tệp khách hàng của họ. Khi khách hàng ghé thăm website nhà phân phối và phát sinh hành vi mua hàng, nhà phân phối sẽ nhận được tiền hoa hồng.
Nếu như một ngày bạn đọc được review sách tại một website nào đó, bỗng dưng xuất hiện những banner quảng cáo sách từ sàn thương mại điện tử Tiki, thì rất có thể đó chính là hình thức Affiliate Marketing. Trong đó, Tiki chính là nhà cung cấp và website mà bạn truy cập chính là nhà phân phối. Tuỳ thuộc chính sách và điều kiện thoả thuận giữa nhà phân phối và đơn vị cung cấp mà hình thức chấp nhận thanh toán sẽ khác nhau: CPL, CPS, CPO,…
Nhà phân phối – Affiliate/Pulisher bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sở hữu website với lưu lượng truy cập (traffic) lớn, ổn định và uy tín
- Tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có khả năng chạy quảng cáo, có tỷ lệ chuyển đổi từ CPC, CPM sang CPA cao,…
- Tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có sử dụng MMO và muốn gia tăng lợi nhuận từ hoạt động Affiliate Marketing
End User (Khách hàng)
End User là người dùng cuối cùng, những người sử dụng sản phẩm, dịch vụ “thực sự” hoặc thực hiện hành động mà nhà cung cấp yêu cầu.
Affiliate Network (Mạng lưới tiếp thị liên kết)
Affliate Network (mạng lưới tiếp thị liên kết) là nơi trung gian kết nối nhà phân phối với nhà cung cấp với nhau, giúp nhà phân phối dễ dàng theo dõi và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo, bán hàng, đồng thời là nơi cung cấp nền tảng kỹ thuật như: banner quảng cáo, link quảng cáo,… và là nơi thanh toán hoa hồng cho nhà phân phối.
Affliate Program (Chương trình tiếp thị liên kết)
Affiliate Program là hệ thống tiếp thị liên kết do nhà cung cấp sản phẩm đưa ra, họ có thể thuê đối tác chuyên cung cấp phần mềm hoặc trực tiếp quản lý, thống kê hoạt động tiếp thị liên kết.
Affiliate Links (Tạo doanh thu)
Khi bạn đăng ký một tài khoản để bắt đầu chiến dịch, bạn sẽ được cung cấp một đường link riêng để nhận dạng và phân biệt với các Publisher khác, link này được gọi là Affiliate Links. Affiliate Links giúp tạo doanh thu cho Publisher.
Khi khởi tạo một chiến dịch tiếp thị liên kết bất kỳ, link riêng này vẫn không thay đổi, nó chỉ gắn thêm link dẫn tới sản phẩm mà bạn muốn quảng bá, đây chính là Affiliate links của một sản phẩm hay Affiliate link của một sản phẩm là gì?
Ưu nhược điểm khi làm Affiliate Marketing
Làm Affiliate Marketing hay kiếm tiền Affiliate đã trở thành xu hướng được rất nhiều người lựa chọn, và chắc chắn không thể không nhắc tới những ưu – nhược điểm mà hình thức này mang lại:


Ưu điểm
- Chi phí hoạt động thấp: Bạn không cần trả phí khi làm Affiliate Marketing. Đa phần các đơn vị Affiliate sẽ xử lý dịch vụ, sản phẩm nên bạn không cần quá lo lắng về việc nguồn hàng hay hàng tồn kho.
- Tham gia dễ dàng: Gần như không có bất cứ rào cản nào ngăn việc bạn gia nhập Affiliate, bạn chỉ cần điền thông tin vào mẫu là có thể quảng bá sản phẩm ngay lập tức.
- Không cần quan tâm vấn đề vận chuyển, đổi trả: Bạn chỉ cần quảng bá sản phẩm, việc vận chuyển, đổi trả sẽ do nhà cung cấp xử lý.
- Không cần tạo ra sản phẩm: Điều duy nhất bạn cần khi làm Affiliate Marketing chính là giao hàng cho clients và khách hàng, còn nhà cung cấp sẽ lo toàn bộ việc còn lại.
- Không cần giấy phép: Công việc của bạn cần làm là quảng bá sản phẩm, còn lại không cần học hay bất cứ giấy phép nào hết.
- Kiếm tiền mọi nơi, mọi lúc: Bạn có thể kiếm tiền khi làm Affiliate mọi nơi, mọi lúc.
Nhược điểm
- Xây dựng nền tảng tốn nhiều thời gian: Để làm tiếp thị liên kết kiếm được ra tiền, bạn cần tốn nhiều thời gian để tạo ra các nền tảng chứa “lượt giới thiệu”.
- Bạn phải là chuyên gia trên Internet: Đối với việc làm Affliate Marketing, sẽ không có ai được đào tạo chuyên môn để trở nên thành công. Vì vậy nếu thật sự nghiêm túc với công việc này, bạn cần phải giỏi về Internet Marketing.
- Hạn chế các hình thức quảng cáo: Một số chiến dịch Affiliate sẽ hạn chế hình thức quảng cáo. Ví dụ như bạn không thể tiếp thị qua email hoặc sử dụng một số công cụ quảng cáo PPC đối với một số từ khoá bị cấm.
- Yêu cầu khi thanh khoản: Một số đơn vị Affiliate sẽ thanh toán khoản hoa hồng với điều kiện bạn phải đạt được số tiền nhất định.
Lý do nhà cung cấp nên tham gia Affiliate là gì?
Thông qua những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã phần nào nắm lý do khiến nhà cung cấp nên thạm gia Affiliate là gì rồi đúng không? Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn việc Affiliate mang lại những lợi ích gì cho nhà cung cấp:
- Tăng cơ hội và hiệu suất bán hàng
- Chi phí quảng bá sản phẩm duy trì ở mức lý tưởng
- Không phải chịu nhiều rủi ro trong quá trình phân phối bởi chỉ phải thanh toán hoa hồng cho những đơn hàng thành công
- Sản phẩm được tiếp thị tới đúng đối tượng khách hàng tiềm năng
- Đánh giá, kiểm soát hiệu quả bán hàng dễ dàng nhờ hệ thống Affiliate minh bạch, rõ ràng
- Cần đầu tư ít nguồn lực hơn so với hình thức phân phối truyền thống
Lý do nhà phân phối nên tham gia Affiliate?
Mặc dù Affiliate vẫn là hình thức khá mới mẻ và chưa thực sự phát triển thị Việt Nam, nhưng hứa hẹn sẽ là mảnh đất màu mỡ cho những ai muốn kiếm tiền trên Internet. Những lợi ích mà tôi trình bày dưới đây chắc chắn sẽ thuyết phục được bạn tham gia hình thức này:
- Góp phần giúp nhà phân phối đưa sản phẩm tới kháhc hàng mà không tốn bất kỳ chi phí nào khi tham gia
- Kiếm tiền trên Internet đơn giản chỉ cần một website hấp dẫn, lượng truy cập ổn định
- Mức hoa hồng nhận được cho mỗi khách hàng rất lớn
- Nguồn hàng cung cấp được xây dựng bởi các thương hiệu uy tín như: Tiki, Lazada, Adayroi, Zalora,…
- Nguồn hàng đa dạng, có thể phục vụ hầu hết các phân khúc khách hàng. Điều này đồng nghĩa sẽ có một nhóm sản phẩm phù hợp với lưu lượng truy cập mà bạn đang sở hữu
- Nền tảng Affiliate hiện tại đã tích hợp đầy đủ bộ công cụ đối soát, theo dõi, không làm mất thời gian và công sức của người dùng
- Affiliate mang lại doanh thu cao hơn các hình thức quảng cáo trỉ phí khác như CPM, CPC,…
- Việc đặt link quảng cáo dễ dàng và được chấp thuận gần như lập tức, không mất nhiều thời gian để xét duyệt tài khoản và nội dung như các công cụ quảng cáo khác
- Bởi lợi thế trong việc thấu hiểu người dùng, nên bạn có thể dễ dàng tuỳ biến nội dung, thời điểm đăng tải phù hợp để tăng CTR. Điều này gần như không tồn tại ở hình thức Youtube hay Adsense
- Hoa hồng được thanh toán trực tiếp vào tài khoản đăng ký chứ không cần qua hệ thống trung gian như hình thức kiếm tiền Online khác
- Affiliate giúp tối ưu hoá vị trí đặt quảng cáo và tăng tỉ lệ thành công của đơn hàng
Chính vì những lợi thế mà tôi vừa kể trên, hình thức Affiliate đã trở nên phổ biến và được ưa chuộng tại rất nhiều quốc gia. Nhà phân phối cũng vì đó mà đầu tư hơn vào nội dung cho các kênh truyền tải thông điệp của mình, nằm thu hút, giữ chân và chuyển đổi khách hàng tiềm năng.
Tìm hiểu Affiliate Marketing thông qua các mô hình website với tỷ lệ chuyển đổi cao nhất
Như đã đề cập ở phần khái niệm về Affiliate Marketing, hình thức tiếp thị liên kết là hình thức kiếm tiền Online (MMO) bằng việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ của người khác thông qua các liên kết, đường dẫn,… từ website, blog của bạn.
Đọc tới đây chắc hẳn bạn sẽ muốn bắt đầu xây dựng một website để từ đường link mà bạn chia sẻ, có người mua hàng thì bạn sẽ nhận được tiền hoa hồng từ người bán. Cùng tìm hiểu Affiliate Marketing là gì thông qua các mô hình website với tỷ lệ chuyển đổi cao nhất:


Coupon site: Những website chứa mã giảm giá luôn có lượng người dùng và tỷ lệ chuyển đổi rất cao, vì dù sao đi nữa “giá” là vấn đề then chốt được nhiều khách hàng quan tâm. Họ thường quan tâm đến giá trước rồi mới đến tìm hiểu về chất lượng của sản phẩm/dịch vụ… Từ đó thói quen tiêu dùng luôn tìm kiếm mã giảm giá trước, sau đó mới ra quyết định mua hàng đã được hình thành.
Review site: Những site dạng này thường đưa ra review sản phẩm hoặc đưa ra những lời khuyên tới khách hàng mục tiêu, sau đó thúc giục họ mua hàng. Dạng review site luôn đem lại hiệu quả bởi vì khách hàng luôn cần tham khảo thêm rất nhiều thông tin trước khi ra quyết định cuối cùng.
Comparison site: Đây cũng là một dạng website mã giảm giá như đã trình bày ở phần trên, tuy tỷ lệ chuyển đổi của nó rất cao nhưng cách thức thực hiện mô hình này rất khó tại thị trường Việt Nam. Hiện tại chỉ có 2 đơn vị triển khai Comparison site hiệu quả đó là sosanhgia và websosanh.
Focus Industry site: Dạng site này thường đi chuyên sâu về ngành nghề nào đó. Bạn hoàn toàn có thể tạo ra một website thực sự chuyên sâu về một lĩnh vực, ngành nghề và chỉ tập chung vào nó. Khi website của bạn nổi tiếng trong lĩnh vực hoặc nghành nghề đó, nó sẽ được mọi người tin tưởng và lấy ý kiến tham khảo.
Data Segment & Automation, Funnel: Đây là các website sử dụng phễu và Automation.
Cashback: Một mô hình website đang rất “hot” hiện nay, thường dùng để đánh vào tâm lý người tiêu dùng “thích tiền lẻ” và thích được đổi thưởng. Các website dạng này có tỷ lệ chuyển đổi và lượng khách hàng trung thành cực cao. Đây thực sự là mô hình hot mà bạn cần quan tâm trong thời gian sắp tới.
Các hình thức làm Affiliate phổ biến tại Việt Nam
Giống với hình thức làm Affiliate trên thế giới, tại Việt Nam cũng có 4 hình thức Affiliate Marketing phổ biến, gồm: Product Lauch; Authority site; Niche Site và CPA.


Hình thức Product Launch
Giống với tên gọi cách làm Affiliate này phổ biến cho những chiến dịch marketing ra mắt sản phẩm mới với mục đích từ nhà cung cấp: thu hút khách hàng mới, gia tăng doanh thu,…
Hình thức Product Launch đơn giản nhất trong số các loại hình Affiliate Marketing tại thị trường Việt Nam hiện tại, bởi vì ít đối thủ cạnh tranh hơn, kiếm tiền hiệu quả hơn. Nhưng vì đặc điểm trong chu kì sống của sản phẩm khiến hình thức này chỉ áp dụng được trong khoảng thời gian ngắn (trung bình 10-20 ngày) từ thời điểm nhà cung cấp tung ra sản phẩm mới.
Hình thức Niche Site
Hơi khác với hình thức Product Launch, hình thức Niche site là hình thức phổ biến, lâu dài và phát triển nhất. Nhà phân phối xây dựng hệ thống website trong một lĩnh vực nhất định nhằm thu hút người dùng truy cập. Đây cũng chính là nhóm khách hàng tiềm năng của nhà cung cấp.
Ví dụ: Bạn có niềm đam mê với marketing, có thể mạnh về viết lách, bạn có thể viết về những khiến thức, kỹ năng mà bạn trau dồi được từ quá trình làm nghề để khiến những lứa kế cận có thể tiếp nhận thông tin dễ dàng hơn. Khi đó, hãy cộng thác thêm với một số đơn vị bán khoá học về marketing phù hợp với độc giả của bạn trên website. Hình thức này gọi là micro-niche site hoặc niche site.
Niche site là hình thức làm Affiliate rất được ưa chuộng tại Việt Nam, không chỉ bởi sự phát triển, tính hiệu quả mà còn bằng số tiền hoa hồng lớn (5%-20%) từ nhà cung cấp.
Hình thức Authority Site
Authority site tương đồng với hình thức Niche site, chỉ khác là thay vì viết một niche, một thị trường nhỏ thì Authority site viết nội dung bao quát lĩnh vực hơn. Đây là hình thức mà nhà phân phối cần đầu tư rất nhiều nguồn lực, thời gian, công sức để xây dựng một lượng lớn thông tin. Tuy nhiên, số tiền hoa hồng của hình thức này được đánh giá là cao nhất trong 4 hình thức làm Affiliate.
Hình thức CPA
Cuối cùng, hình thức CPA (Cost Per Action) là hình thức khá phổ biến trên các nền tảng quảng cáo trả phí. Đối với Affiliate Marketing, khi nhà phân phối tham gia vào mạng dưới dạng CPA, họ sẽ có link trao đổi liên kết riêng và sử dụng những link này đi quảng bá và nhận lại hoa hồng khi khách hàng thực hiện thành công một giao dịch như mua hàng, điền phiếu đăng ký, tham gia khảo sát,…
Số tiền hoa hồng mà nhà phân phối nhận được tuỳ thuộc vào chính sách dành riêng cho các hành động này. Các nhà phân phối thường sử dụng kết hợp một hoặc nhiều công cụ để quảng bá những link CPA này như: SEO, Facebook Ads, Tiktok Ads, Google Ads,…
Các mô hình tính giá trong tiếp thị liên kết
- CPA (cost per action): Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) là một hình thức Marketing dựa trên mô hình tính phí quảng cáo CPA (cost per action). CPA được đánh giá là mô hình tính phí quảng cáo tối ưu nhất hiện nay, khi dựa trên hành vi của người dùng mục tiêu. Nhà cung cấp chỉ phải trả phí khi khách hàng thực hiện một hành vi cụ thể như: điền thông tin, đăng ký dịch vụ hoặc mua hàng…
- CPS (cost per sale): Các Publisher sẽ chỉ nhận được tiền hoa hồng khi đơn hàng được ghi nhận từ phía Advertiser.
- CPL (cost per lead): Các Publisher sẽ nhận được tiền hoa hồng khi khách hàng hoàn thành mẫu form đăng ký. Advertiser chấp nhận trả tiền hoa hồng cho việc nhận được thông tin từ khách hàng tiềm năng mà họ hướng tới.
- CPO (cost per order): Các Publisher sẽ nhận được tiền hoa hồng khi khách hàng đặt hàng thành công trên website từ phía Advertiser.
- CPQL (cost per qualified lead): Các Publisher sẽ nhận được tiền hoa hồng khi khách hàng hoàn thành mẫu form đăng ký. Advertiser chỉ chấp nhận trả tiền hoa hồng cho việc nhận được thông tin từ khách hàng với những tiêu chí theo yêu cầu riêng của họ tùy chiến dịch. (Ví dụ: Avay chỉ chấp nhận khách hàng nhập đúng thông tin, được xác nhận khoản vay từ tổ chức/ngân hàng tài chính có liên kết với Avay).
Hướng dẫn làm affiliate marketing với 10 cách cơ bản cho người mới bắt đầu
Đăng ký chiến dịch bằng Mobile App
Đối với những người mới bắt đầu, những newbie chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa từng tham gia làm Affiliate thì việc đăng ký chiến dịch bằng Mobile App (tải App kiếm tiền) là một khởi đầu sáng suốt cho việc kiếm tiền Online.
Với hình thức này, bạn chỉ cần sử dụng Smartphone của mình, của bạn bè, của người thân để tải app kiếm tiền từ ứng dụng di động. Sau đó, tiền hoa hồng sẽ được trả cho bạn thông qua tài khoản ngân hàng mà bạn đã đăng ký với sàn Affiliate Marketing. Đặc biệt, việc đăng ký tài khoản và thực hiện các chiến dịch này hầu hết là miễn phí. Bạn chỉ cần thao tác vài bước đơn giản là đã có thể dễ dàng nhận được tiền hoa hồng lần đầu tiên.
Tự mua hàng thông qua đường link Affiliate của mình
Chuyện thật như đùa, chắc chắn rằng có rất nhiều bạn đã từng tự mua hàng thông qua đường link Affiliate của mình nhằm test hệ thống ghi nhận của Affiliate Network trước khi đưa ra quyết định thúc đẩy doanh số hoặc đang trong quá trình tìm hiểu. Đồng thời việc làm này cũng giúp bạn tiết kiệm được một khoản “kha khá” khi mua hàng Online trên mạng. Tại sao bạn không thử ngay theo hướng dẫn làm affiliate marketing nhỉ?
Gửi link Affiliate cho người thân, bạn bè
Chắn chắn rồi, đây là một trong những phương pháp đơn giản nhất để bạn tạo ra được đơn hàng đầu tiên. Vừa giúp người thân, bạn bè mua được hàng giá rẻ, vừa giúp bản thân nhận thêm được tiền hoa hồng. Đúng là lợi cả đôi bên. Nhưng hoạt động này chỉ để khích lệ bạn trong thời gian đầu thôi chứ không thể làm lâu dài được khi tệp khách hàng của bạn chỉ bao gồm người thân hoặc bạn bè.


Hãy tìm hiểu sâu hơn về tâm lý người mua, thói quen và hành vi mua sắm của họ khi lựa chọn sản phẩm. Từ đó bạn sẽ xác định được khách hàng tiềm năng của mình trông sẽ như thế nào và họ cần gì khi đưa ra quyết định mua sản phẩm. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm được khách hàng tiềm năng, hiểu hơn về tâm lý của họ hoặc xác định tập khách hàng chính xác hơn.
Đi link Affiliate trên trang cá nhân, group Facebook…
Hãy thử tìm kiếm từ khóa “mã giảm giá” trên công cụ tìm kiếm của Facebook, bạn sẽ thấy vô vàn các Group lớn nhỏ chuyên săn mã giảm giá trên các trang thương mại điện tử lớn như: Lazada, Tiki, Adayroi, Shopee… đây toàn bộ là Group của những người làm Affiliate Marketing hoặc các group kín có số lượng thành viên lớn đôi khi có post kèm các link Affiliate trong các bài viết. Đây chắc chắn là nguồn Traffic miễn phí mà ai cũng muốn tận dụng. Nhưng để có được một bài viết có chứa link liên kết Affiliate được phê duyệt không phải là chuyện đơn giản, trừ khi bạn là chủ hoặc quản lý group ấy.
Kỹ năng viết bài là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong Affiliate, bởi vì bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm sau đó chèn link tham khảo thêm về sản phẩm nhưng thực chất là link Affiliate của bạn. Hoặc tốt hơn nữa, bạn có thể tự ra các Group của riêng mình rồi tự “tăng trưởng” thêm nhiều thành viên, sau đó bạn tha hồ mà đi link Affiliate ngay tại chính group của mình nhé.
Hoặc nếu bạn là người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội, với số lượng fan theo dõi đông đảo, bạn hoàn toàn có thể thực hiện Affiliate Marketing bằng chính trang cá nhân của mình. Xây dựng trang cá nhân chuyên nghiệp để kết giao với nhiều bạn mới và làm Affiliate Marketing cũng là một kỹ năng rất quan trọng. Khi bạn sở hữu vô số trang cá nhân có lượng bạn bè lớn thì việc tạo ra cộng đồng cho riêng mình cũng dễ dàng hơn rất nhiều.
Đi link Affiliate trên kênh Youtube hoặc các diễn đàn…
Các diễn đàn hiện tại tuy không còn sở hữu sức mạnh như xưa, nhưng vẫn có sức tác động không nhỏ tới khách hàng, rất nhiều khách hàng khi ra quyết định mua hàng thường tìm hiểu về các sản phẩm trên forum hoặc thông qua các diễn đàn, thậm chí là các video review. Nên đây vẫn được xem là hướng phát triển cho các bạn mạnh về mảng nội dung diễn đàn.
Đặc biệt với nền tảng video Youtube ngày càng phát triển tại thị trường Việt Nam, đã trở thành một kênh quan trọng đối với giới trẻ khi xuất hiện hàng loạt các Youtube nổi tiếng, các chanel tập trung vào thị trường ngách, các kênh chuyên đánh giá, review sản phẩm. Nó đã tạo ra một sức ảnh hưởng vô cùng lớn tới nhóm khách hàng tiềm năng và người mua hàng. Nếu bạn còn đang băn khoản về Affiliate Marketing là gì thì Youtube chính là hướng đi vô cùng tiềm năng dành cho bạn.
Xây dựng Website và viết bài chuẩn SEO
Xây dựng Website và viết bài chuẩn SEO được xem là cách làm Affiliate Marketing bền vững nhất. Tất nhiên rồi, khi bạn tạo ra website thì tất cả nội dung trên trang đều sẽ là của bạn. Không giống như việc chạy quảng cáo phải phụ thuộc vào các nền tảng như Google hay Facebook. Bỗng một ngày đẹp trời, tài khoản chạy quảng cáo của bạn lăn ra chết, bạn sẽ trông chờ vào ai?
Làm website về một chủ đề “ngách” và bắt đầu sản xuất nội dung là cách mà rất nhiều Publisher nổi tiếng trên thế giới đang thực hiện. Xin nhắc lại một lần nữa, đây là cách làm Affiliate vô cùng bền vững. Tuy thời gian để bạn nhận được tiền hoa hồng lâu hơn so với các phương pháp khác, nhưng bù lại, khi bắt đầu có được lợi nhuận thì nó sẽ vô cùng bền vững.
Sử dụng quảng cáo Facebook
Chạy quảng cáo Facebook hay Facebook ads không còn là khái niệm quá mới mẻ. Nếu là một Marketer thì chắc chắn ít nhiều bạn đã biết cách chạy quảng cáo Facebook. Lợi thế của hoạt động này chính là bạn chỉ cần có một ngân sách nhất định, xác định đúng tối tượng khách hàng mục tiêu mà sản phẩm muốn hướng tới. Facebook ngày nay đã “thông minh” hơn rất nhiều, nó có thể tự tối ưu các chiến dịch quảng cáo của bạn đến đúng người đang cần những nội dung đó. Vì vậy bạn không còn phải quan tâm quá nhiều vào việc Target như thế nào cho hiệu quả. Thay vào đó, điều bạn cần làm là tập trung nguồn lực tối đa để tạo ra Content Marketing hấp dẫn.
Khi khách hàng click vào đường link liên kết Affiliate của bạn, đồng nghĩa với khả năng bạn sẽ nhận được tiền hoa hồng từ họ là rất cao. Đây là cách nhanh nhất để bạn có thể tạo ra tiền hoa hồng từ hoạt động tiếp thị liên kết cho mình.
Ứng dụng chatbot gửi tin nhắn hàng loạt
Nếu bạn đang sở hữu vài chiếc Fanpage, cùng một lượng người theo dõi nhất định, hãy cài đặt ứng dụng chatbot ngay bây giờ. Tùy thuộc vào nội dung của từng Fanpage, bạn có thể chọn ra sản phẩm phù hợp nhất cho đối tượng mà mình đang hướng tới. Các nền tảng chatbot phổ biến trên thị trường hiện tại như: Manychat, Chatfuel cho phép bạn gửi những link Affiliate đến người dùng trên Fanpage của mình.
Đặc biệt tỷ lệ người dùng thực hiện thao tác mở tin nhắn tự động do chatbot được đánh giá cao hơn rất nhiều so với việc gửi tin nhắn thông thường. Đây là hình thức Marketing vừa tiết kiệm lại vừa đem lại hiệu quả cao, phải không nào?
Sử dụng các chiến dịch Email Marketing
Các chiến dịch Email Marketing được đánh giá giống với hình thức gửi tin nhắn hàng loạt. Khác với hình thức sử dụng chatbot phần trên, sử dụng Email Marketing cho phép bạn có thể tạo ra nội dung chứa nhiều ký tự hơn (không bị giới hạn số lượng ký tự như chatbot). Điều này đồng nghĩa với việc bạn có nhiều “thứ” để thuyết phục khách hàng truy cập vào đường link Affiliate của mình hơn.
Email Marketing là một trong những hình thức Affliate phổ biến tại thị trường nước ngoài, nhờ vào tỷ lệ mở mail rất cao. Hình thức này không yêu cầu bạn phải sở hữu tệp data ngay từ ban đầu giống như chatbot trên Facebook. Bạn chỉ cần sở hữu một tài khoản Email Marketing trên các nền tảng phổ biến như: Getrespone hay Mailchimp… Cùng với một tệp email sẵn là có thể sử dụng được hình thức này. Ngoài ra, hãy tối ưu content thật tốt, cơ hội bạn kiếm được tiền hoa hồng sẽ tới.
Quảng cáo Google Ads
Tương tự như nền tảng mạng xã hội Facebook, Google cũng cung cấp các dịch vụ quảng cáo trả phí của riêng mình. Điểm khác biệt của hình thức này chính là quảng cáo theo từ khóa tìm kiếm. Tức là khi khách hàng mục tiêu thực hiện “search” một từ khóa bất kỳ, thì link sản phẩm của bạn sẽ ngay lập tức được xuất hiện trên đầu.
Nếu khách hàng đã chọn cách tìm kiếm sản phẩm trên Google, điều đó có nghĩa là họ thực sự có mối quan tâm nhất định với sản phẩm đó. Giờ việc bạn cần làm là tối ưu tiêu đề quảng cáo để tăng tỷ lệ nhấp chuột vào mẫu quảng cáo được tối ưu hơn. Chỉ khi thực hiện được điều này bạn mới có thể kiếm được tiền hoa hồng từ Affiliate.
Tại sao bạn nên tìm việc làm affiliate marketing thời điểm hiện tại?
Affiliate Marketing (Việc làm affiliate marketing) là kênh kiếm tiền Online hot nhất thời điểm hiện tại, bởi vì:
- Nguồn thu nhập hấp dẫn: Mẹ bỉm sữa, học sinh, sinh viên,… có thể kiếm từ 5 – 10 triệu mỗi tháng một cách vô cùng dễ dàng. Thậm chí thu nhập có thể lên tới 100 triệu nếu có đủ kiến thức về Marketing.
- Dễ dàng tham gia, không cần trả phí tham gia, không tốn chi phí “khởi nghiệp”, nhập hàng, quản lý kho hàng hay giao hàng…
- Không cần bận tân về chính sách vận chuyển, đổi trả: Bạn chỉ việc quảng bá thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ, còn lại việc vận chuyển và đổi trả sẽ do nhà cung cấp toàn quyền xử lý.
- Không yêu cầu phải tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ, và không có bất cứ yêu cầu đặc biệt nào.
- Có thể tự do kiếm tiền mọi nơi, mọi lúc, linh hoạt về thời gian.
Cách chọn nhà cung cấp Affiliate Marketing việt nam
Bạn biết đấy, nhược điểm của Affiliate Marketing là việc bạn phải phụ thuộc rất nhiều vào nhà cung cấp, từ việc chọn lựa sản phẩm, nhận các công cụ hỗ trợ cho đến quá trình thanh toán. Thế nên trước khi đăng ký tham gia bắt cứ nhà cung cấp Affiliate Marketing Việt Nam nào bạn cũng cần kiểm tra kỹ lượng các thông tin:
Nhà cung cấp có hỗ trợ tại Việt Nam không?
Câu hỏi này dành cho những bạn đăng ký Affiliate của các nhà cung cấp tại thị trường nước ngoài, hãy kiểm tra thật kỹ phần Country xem có ghi “Us or CA only” thì nên bỏ luôn, tránh mất công đăng ký mà cũng không xài được.
Nhà cung cấp có chính sách thanh toán như thế nào?
Dĩ nhiên để hoạt động tốt thì thứ đầu tiên bạn cần quan tâm luôn là tiền, cần phải xác định xem bên nhà cung cấp có chính sách thanh toán như thế nào, tránh những rối rối không cần thiết có thể phát sinh trong quá trình bạn muốn rút tiền trong tài khoản. Sau đó bạn cần quan tâm xem công cụ thanh toán được sử dụng là gì? Paypal, sec, western Union hay bank transfer… và có hỗ trợ tại thị trường Việt Nam hay không?
Cách tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của những người đi trước hoặc các diễn đàn về nhà cung cấp này, xem đánh giá của mọi người thế nào về độ uy tín. Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ không bị “bùng” hoa hồng. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu còn cho bạn xác định được chất lượng sản phẩm mà họ đang bán như thế nào, để thuận tiện trong việc tiếp thị sau này.
Có tối ưu hóa cho website của mình không?
Nhà cung cấp sẽ cung cấp cho bạn những công cụ cần thiết để quảng bá, còn bạn, thứ duy nhất bạn cần chính là hoàn thiện website của mình, và làm mọi cách để tối ưu hóa nó. Tối ưu hóa bao gồm cả phần nội dung lẫn phần giao diện, hãy để website của bạn có được thứ hạng cao hơn trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm Google, như vậy khả năng tiếp thị thành công của bạn cũng sẽ cao hơn.
Để làm được điều này, bạn cần trang bị cho mình kiến thức về Google Adwords, SEO… đây đều là những công cụ hỗ trợ đắc lực cho bạn. Affiliate Marketing là một quá trình dài và vất vả, nhưng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong các dịch vụ kiếm tiền Online khác.
Cách chọn sản phẩm để xây dựng hệ thống Affiliate hiệu quả
Khi bắt đầu xây dựng hệ thống affiliate, bạn cần đặt mình vào vị trí người kinh doanh Online đúng nghĩa, bạn cần tìm hiểu, đánh giá, phân tích thị trường để có thể định hướng đúng đắn trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình nhất. Vì khi tham gia vào mạng lưới tiếp thị, bạn sẽ thấy có vô vàn nhà cung cấp đang cần quảng bá sản phẩm của mình, nếu cứ nhắm mắt mà chọn bừa thì tỉ lệ thất bại của bạn là rất cao.
Cách an toàn và hiệu quả nhất là lựa chọn những sản phẩm theo xu hướng tiêu dùng, cứ cái gì đang “hot” thì nhận, điều này sẽ giúp khả năng tiếp thị liên kết của bạn được nâng cao hơn rất nhiều. Bên cạnh chọn lựa sản phẩm thì việc định hướng khách hàng cũng rất quan trọng, có đôi khi sản phẩm dành cho đối tượng này nhưng lại phì hợp vào mức chi trả của đối tượng khác, điểm hình nhất ở đây là các sản phẩm dành cho trẻ em. Nên tập trung vào những phân khúc khách hàng sẵn có và những người sẵn sàng bỏ tiền để mua sản phẩm của bạn.
Sai lầm phổ biến khi sử dụng Affiliate Marketing
Càng nhiều Affiliate thì càng kiếm được nhiều tiền
Affiliate Marketing là gì được hiểu đơn giản là những nhà tiếp thị thay thế cho bạn, và mọi người thường hay thắc mắc liệu một chiến dịch thì nên sử dụng bao nhiêu Affiliate là đủ. Nhưng thực tế điều quan trọng nhất không nằm ở việc bạn có bao nhiêu Affiliate mà là lưu lượng truy cập mà các nhà tiếp thị đó mang về cho website của bạn là bao nhiêu.
Bạn có thể có tới 10.000 Affiliate nhưng sẽ là vô nghĩa nếu bạn không nắm được bao nhiêu phần trăm trong số đó hiệu quả. Theo kinh nghiệm của dân trong nghề, nếu 20% Affiliate đem về ít nhất 1 click/tuần thì mới đủ đạt tiêu chuẩn. Đây gọi là tỷ lệ kích hoạt hay tỷ lệ phần trăm các Affiliate để tạo ra 1 click.
Một số Marketer lại đặt câu hỏi với bên mạng tiếp thị xem liệu họ có bao nhiêu Affiliate trong mạng lưới của mình. Mà sự thật thì số lương nhiều hay ít cũng không đem lại kết quả nếu liên kết đó không phù hợp với các đặc tính của sản phẩm. Câu hỏi đáng lẽ bạn nên hỏi là mạng lưới tiếp thị đó có nhiêu Blogger bên trong mạng lưới.
Như vậy không nhất thiết cứ có nhiều liên kết là sẽ kiếm được nhiều tiền, thứ hạng bạn cần quan tâm là tiềm năng tạo ra lợi nhuận chứ không phải số lượng Affiliate.
Càng thuê được nhiều Affiliate thì càng dễ kiếm tiền
Trên thực tế chẳng có phương án nào vừa đơn giản, vừa thần tốc lại đem tới một kênh tiếp thị liên kết hiệu quả hết. Nhưng nhiều người cứ cố chấp cho rằng việc tham gia nhiều mạng tiếp thị thì sẽ càng dễ kiếm tiền. Điều này chưa chắc đã đúng!
Thứ nhất, các mạng lưới tiếp thị liên kết thường có sự trùng nhau về tài khoản đăng ký, ví dụ một người có thể trở thành thành viên của tất cả các mạng lưới lớn. Vì vậy khôn ngoan nhất là bạn chỉ nên sử dụng một mạng lưới tiếp thị mà thôi, nhưng phải càng lớn càng tốt.
Thứ hai, việc bạn sử dụng nhiều mạng lưới tiếp thị chồng chéo có khả năng sẽ bị nhân đôi số tiền hoa hồng phải trả. Ví dụ một khách hàng nhấp vào liên kết tới website của một Blogger X (X đã tham gia mạng tiếp thị Y), lúc này mã theo dõi đơn A của A đến máy tính khách hàng đã được hệ thống lưu lại.
Giả sử vị khách này vẫn còn đăng trong giai đoạn đắn đo, anh ta rời website và suy nghĩ thêm một lát, sau đó anh ta truy cập nhưng lại từ liên kết của Blogger Z (đã tham gia mạng tiếp thị Z), đồng thời mã theo dõi của B đến máy tính khách hàng cũng được hệ thống xác nhận.
Và nếu vị khách ấy hoàn tất quá trình mua hàng tại thời điểm này, giao dịch sẽ được ghi nhận cho cả 2 mạng liên kết Y và Z thông qua mã theo dõi người dùng, kết quả tất yếu là bạn phải trả gấp đôi tiền mặc dù chỉ bán được duy nhất 1 sản phẩm. Dù tại thị trường Affiliate Marketing hiện nay đã có vài cách khắc phục tình trạng trên, nhưng nhìn chung thì vẫn dễ gây ra các nhầm lẫn trong việc quản lý, vậy nên tốt nhất bạn nên chỉ sử dụng 1 mạng lưới tiếp thị mà thôi.
Khởi tạo chiến dịch Affiliate Marketing là bán được hàng ngay
Để khởi tạo một chiến dịch Affiliate Marketing, bạn cần phải trải qua vài bước thiết lập quan trọng bao gồm: tích hợp công nghệ theo dõi trên website, thiết lập tỉ lệ hoa hồng và các phương thức thanh toán. Sau khi đưa lên mạng tiếp thị, kiếm được các Affiliate bạn cũng đừng nghĩ rằng mình sẽ bán được hàng ngay.
Tiếp thị Affiliate Marketing có một số điểm khác biệt so với các phương pháp tiếp thị truyền thông khác, ngoài việc thiết lập trên bạn còn phải thực hiện khá nhiều khâu quan trọng nữa. Ví dụ như phải cung cấp cho Affiliate thông tin chi tiết về sản phẩm, các hướng dẫn cơ bản để họ viết bài hoặc thậm chí cả thông điệp lẫn hình ảnh quảng cáo của thương hiệu nữa.
Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả Affiliate Marketing, bạn còn phải dưa thêm danh sách cập nhật sản phẩm đang bán chạy nhất. Thực tế Affiliate lúc này giống với nhân viên bán hàng của bạn vậy, hãy quản lý họ thật tốt để đem lại hiệu quả lớn nhất.
Một số rắc rối thường gặp và cách khắc phục
Bị khóa tài khoản Facebook
Facebook là kênh mạng xã hội được cho là hiệu quả nhất trong việc tiếp cận khách hàng khi làm Affiliate. Tuy nhiên các quy định về việc đăng tải nội dung quảng cáo trên Facebook ngày một khó thực hiện vì bị thắt chặt các chức năng, nên khi chia sẻ nội dung bạn cần hết sức cẩn thận để không bị khóa tài khoản Facebook.
Để kiếm được tiền Online hiệu quả thông qua nền tảng Facebook, bạn cần bắt đầu ngay với việc tạo ra thật nhiều nick Facebook. Các nick Facebook mới tạo này, bạn đừng bội đăng bất cứ hoạt động nào trên Group mà cần có thời gian xây dựng độ “trust” cho các nick này, nếu không tài khoản rất dễ bị khóa.
Sau khi tạo ra nhiều tài khoản clone bạn nên thực hiện hoạt động và tương tác giống như các tài khoản người dùng thật, như đăng bài trên trang cá nhân, like/comment, kết bạn vào post của người khác…
Sau khi đã xây dựng các danh sách nick ảo mà như thật một thời gian đủ lâu, lúc này bạn có thể bắt đầu đi đăng bài vào các nhóm Facebook để làm Affiliate. Giữa các bài đăng trên hội nhóm, bạn cũng cần lưu ý thời gian giãn cách vì nếu chia sẻ quá nhanh Facebook sẽ nghi ngờ tưởng bạn đang spam và khóa nick ngay lập tức.
Bị khóa tài khoản Forum
Cũng giống với cách thực hiện trên Facebook, việc đăng bài tại các diễn đàn cũng là việc bạn mang hàng của mình đến bán “ở nhà người ta” nên cần hết sức cẩn thận, nếu không rất dễ bị khóa tài khoản. Vì vậy, khi tham gia vào bất kỳ một diễn đàn nào, bạn cũng nên chào hỏi, kết bạn và làm quen với các thành viên, tích cực tương tác với các topic của người khác trước khi đăng bán hàng.
Bạn cũng nên tìm hiểu kỹ các nội quy cụ thể của từng diễn đàn để nắm được xe liệu mình có thể đăng những chủ đề như thế nào và cách giao tiếp phù hợp tại đó ra sao. Thường thì các admin trên diễn đàng không thích việc bạn vô tư đăng quảng cáo bán hàng trên trang của họ đâu. Vì vậy, bạn cần chuyển bị nội dung cho thật tự nhiên, sau đó mới gài gắm sản phẩm mà mình đang bán Affiliate một cách khéo léo.
Chủ đề topic bạn nên quan tâm là các vấn đề đang hot hoặc đang nhận được sự chú ý của nhiều người khác. Trong câu trả lời bạn cần sử dụng nick ảo tạo ra comment “mồi” để đẩy sản phẩm/dịch vụ của mình lên một cách tự nhiên nhất. Bạn cũng cần lưu ý tới việc sử dụng nick ảo phải có các địa chỉ IP khác nhau, nếu không admin diễn đàn có thể dễ dàng phát hiện ra và khóa nick ngay lập tức. Nội dung comment cũng không nên tung hô quá lố, tránh cái kết nhận lại là ban nick.
Email Marketing bị vào hòm thư spam
Có hàng ngàn lý do có thể khiến email của bạn bị rơi vào hòm thư spam. Mỗi đơn vị cung cấp dịch vụ Email Marketing sẽ có bộ lọc thư rác với các tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, các bộ lọc này cũng tuân thủ theo một số quy tắc chung và những quy tắc này chính là lỗi mà rất nhiều người dùng đang mức phải như: sử dụng từ ngữ mang tính soam, viết hoa toàn bộ tiêu đề, sử dụng quá nhiều dấu chấm than, tô màu chữ, tỷ lệ ảnh và text không phù hợp…
Để giảm thiểu tỷ lệ email bị rơi vào hòm thư spam, bạn cần chú ý tới thiết kế bố cục của Email Marketing phải thật hợp lý, sau đó rà soát lại các danh sách liên hệ và một số lưu ý trong nội dung Email.
Quảng cáo không được phê duyệt
Để tạo ra một Content quảng cáo chất lượng, rất nhiều người phải đầu tư thời gian, công sức, chất xám, thậm chí cả tiền bạc. Thế nhưng khi khởi tạo quảng cáo thì lại không được Facebook phê duyệt. Lý do đưa ra rất “củ chuối” hoặc rất chung chung, nên nhiều khi người dùng không biết được chính xác lý do nào quảng cáo của họ lại không được phê duyệt. Một số lỗi phổ biến nhất khi quảng cáo không được phê duyệt có thể kể tới như:
- Text quá 20% ảnh quảng cáo, tuy nhiên tính năng này đã được Facebook bỏ đi trong năm 2022
- Ảnh zoom khó cận vào một bộ phận cơ thể không phù hợp hoặc quá hở hang
- Nhắc đến nền tảng “Facebook” không đúng quy định
- Sử dụng những từ ngữ nhạy cảm, xúc phạm, vi phạm quy định cộng đồng
- Khẳng định hiệu quả của sản phẩm/dịch vụ mà chưa được kiểm định
- Tài khoản quảng cáo từng vi phạm chính sách hoặc có lịch sử vi phạm
- Lỗi thanh toán quảng cáo…
Kết luận
Vừa rồi là những vấn đề thường gặp nhất trong quá trình làm Affiliate Marketing và cách khắc phục đối với các kênh làm Affiliate khác nhau. Hy vọng với những tư vấn này bạn đã hiểu được Affiliate Marketing là gì? 10 cách vận hành cho người mới bắt đầu, để có thể dễ dàng kiếm tiền với Affiliate.
Còn đối với những bạn chưa làm Affiliate hãy bắt đầu ngay thôi đừng chần chừ nữa!
Địa chỉ: ngõ 250/20, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội 100000
https://www.facebook.com/Digiatz
SĐT: (+84) 86 280 9692
Email: digiatoz6@gmail.com